Phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp
Chieu Dang
Th 5 11/08/2022
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, xơ vữa động mạch, suy tim cùng nhiều biến chứng nguy hại khác. Vì thế người bệnh cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ để sức khỏe được ổn định, tránh các biến cố tim mạch. Vậy để biết phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp cần tuân thủ những gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Rối loạn mỡ máu là gì?
Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu là một bệnh phổ biến tại nước ta. Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng thì trung bình cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người bị mỡ máu cao.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu là do các nồng độ lipid trong máu tăng hoặc giảm một cách bất thường. Trường hợp hay gặp đó là tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu hoặc tăng một thành phần cholesterol lipoprotein LDL cholesterol (mỡ xấu) và giảm HDL cholesterol (mỡ tốt).
Rối loạn mỡ máu là một căn bệnh phổ biến hiện nay
Tăng huyết áp là gì?
Bên cạnh bệnh rối loạn mỡ máu thì tăng huyết áp cũng là căn bệnh phổ biến đáng lo ngại, nhất là khi tình trạng bệnh ngày một trẻ hóa và ngày càng có nhiều người mắc bệnh hơn.
Chỉ số huyết áp là lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Có 2 lực làm nên chỉ số huyết áp, lực thứ nhất là khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch, lực thứ hai là được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Nếu máu bơm vào tim càng nhiều, nhanh và động mạch hẹp lại, khi đó huyết áp càng cao.
Với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg là trạng thái bình thường. Nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên được gọi là cao huyết áp.
Giữa tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có liên hệ gì?
Rối loạn mỡ máu nhất là ở thể tăng mỡ LDL cholesterol làm cho xơ vữa động mạch. Khi thành động mạch cứng hơn, lòng mạch hẹp lại làm cho sức cản của mạch hệ thống cao lên, kéo chỉ số huyết áp cao lên.
Đa phần những bệnh nhân rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp thường không nhận ra được các triệu chứng bên ngoài của bệnh. Vì vậy khi có các dấu hiệu như nặng đầu, nặng ở vùng gáy, thị lực suy giảm, tim đập nhanh hơn bình thường, hay hồi hộp,… Hãy kiểm tra huyết áp ngay để tránh khi lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Cụ thể là:
Mỡ máu và cao huyết áp là kẻ thù số một của tim mạch
Khi mắc bệnh rối loạn mỡ máu, thành mạch máu sẽ gia tăng hình thành mảng xơ, cùng với huyết áp tăng cao làm gia tăng áp lực lên tim, gây suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, nặng hơn nữa có thể gây tử vong.
Tăng huyết áp bị mỡ máu – nguy cơ gây đột quỵ não
Khi mắc 2 căn bệnh này cùng lúc khiến cho lưu lượng tuần hoàn máu đến não gặp khó khăn, gây thiếu máu não. Về lâu dài khi bệnh trở nặng hơn có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoàn toàn dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não.
Mỡ máu – cao huyết áp làm tăng nguy cơ tiểu đường
Mỡ máu khiến chức năng tế bào tụy bị rối loạn, suy giảm bài tiết insulin làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Mà bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với tăng huyết áp. Vì thế, cần phát hiện sớm chứng rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường để tránh cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm.
Phòng ngừa rối loạn mỡ máu cho người tăng huyết áp
Dù là tính trạng rối loạn mỡ máu hay tăng huyết áp đều là những bệnh tim mạch rất quan trọng. Theo thống kê trên thế giới, nếu người mắc cả 2 bệnh này dù kiểm soát tốt huyết áp nhưng không kiểm soát được chỉ số mỡ máu thì tỉ lệ biến cố tim mạch vẫn rất cao. Bởi vậy cần điều trị song song cả hai tình trạng bệnh và phòng ngừa bằng một số cách như:
Có một chế độ ăn uống hợp lý, có lợi cho tim mạch
Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn, tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc. Không nên sử dụng các chất béo bão hòa mà nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe bao gồm cá chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi, các loại hạt như hạt dẻ, óc chó, bơ…
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho điều trị tim mạch
Tăng cường vận động
Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để rèn luyện thể chất. Nếu bạn bận rộn có thể hoạt động nhẹ nhàng khoảng 10 phút mỗi ngày để dòng máu lưu chuyển tốt hơn, hạn chế căng thẳng, từ đó giảm nguy cơ rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.
Bổ sung các loại thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu
Hằng ngày bạn có thể bổ sung các loại thảo dược như hoa bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam có tác dụng đào thải chất béo dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu rất tốt bằng việc chế biến chúng thành các loại trà thảo dược để uống.
Tránh đường và carbohydrate tinh chế
Đường và carbohydrate có nhiều trong các thực phẩm như gạo trắng, kẹo ngọt, bánh quy, nước trái cây đóng chai,… Hãy thay thế chúng bằng rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám,…
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Giảm cân và kiểm soát cân nặng là một cách phòng ngừa bệnh cũng như rất có ích cho việc giảm thiểu lượng mỡ máu và tăng huyết áp.
Kiểm soát cân nặng giúp giảm thiểu lượng mỡ máu
Giảm lượng muối
Nồng độ natri cao vượt ngưỡng cho phép có thể khiến việc chuyển hóa lipid máu gặp khó khăn. Nên hãy giảm lượng muối ăn xuống dưới 5g/ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá
Tiêu thụ rượu bia quá mức có thể gây huyết áp cao, tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, hút thuốc lá làm tăng nồng độ cholesterol có hại và giảm nồng độ cholesterol có lợi, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Hạn chế sử dụng rượu bia cùng thuốc lá không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn tránh được nguy cơ về bệnh tim mạch.
Đo huyết áp thường xuyên
Trang bị cho gia đình của mình một chiếc máy đo huyết áp Yuwell để theo dõi chỉ số huyết áp định kỳ giúp bạn và người thân giảm thiểu được các rủi ro từ các nguy cơ bệnh lý liên quan đến huyết áp gây ra. Máy đo huyết áp Yuwell với thiết kế nhỏ gọn và nhiều tính năng hiện đại, tiện dụng sẽ là lựa chọn hoàn hảo để kiểm soát huyết áp ở mức độ an toàn.
Hi vọng những thông tin cơ bản trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mỡ máu và cao huyết áp để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân của mình được tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin và tính năng của máy đo huyết áp Yuwell tại đây.