Người tiểu đường ăn được thịt không? Thịt ảnh hưởng gì đến đường huyết?

BTV
Th 2 18/03/2024

Người tiểu đường luôn cần một chế độ ăn khoa học và lành mạnh để ổn định lại chỉ số đường huyết mỗi ngày. Trong đó có một số chất béo người tiểu đường cần lưu ý, điển hình là trong các loại thịt. Vậy thì người tiểu đường ăn được thịt không? Xem ngay!

Thịt là món ăn gần như món chính trong bữa ăn của nhiều gia đình. Hơn thế nữa, trong các bữa tiệc tùng hay họp mặt, thịt là món không thể thiếu. Thế nhưng với người bệnh tiểu đường, liệu thịt có phải là món ăn nên có trong thực đơn không? Người tiểu đường ăn được thịt không? Trong các loại thịt gà, bò, lợn, loại nào người tiểu đường nên ăn nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tiểu đường ăn được thịt không?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại thịt

Trước khi đi vào phân tích cho vấn đề người tiểu đường ăn được thịt không, chúng ta tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng mà thịt mang lại cho con người.

1. Thịt lợn

Thịt lợn (thịt heo) là nguồn thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa các phần thịt heo với nhau. Ví dụ, trong 100 gam thịt heo, thành phần dinh dưỡng của từng loại sẽ như sau:

Chất sắt có trong trong thịt lợn giúp tăng cường quá trình sản xuất năng lượng và để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Trong khi đó, kẽm có trong thịt lợn thường có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện sức đề kháng giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật đến từ môi trường bên ngoài.

Đối với những người quan tâm đến việc sức khỏe thì thịt lợn là một trong những món ăn phù hợp nhất. Nguyên nhân là do trong thịt lợn chứa hàm lượng cao protein và các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Chưa dừng lại ở đó, các chất chống oxy hóa quan trọng cũng được tìm thấy nhiều ở thịt lợn. Vì vậy, nếu được chế biến đúng cách, thịt lợn rất tốt cho da, mắt, hệ thần kinh, xương và các hoạt động trí óc.

2. Thịt bò

Thịt bò là nguồn dinh dưỡng vô hạn rất giàu vitamin và khoáng chất khác nhau, đặc biệt là sắt và kẽm, và do đó được khuyến cáo như là một phần của một chế độ ăn uống. Trong thịt bò, có chứa những dưỡng chất như sau:

  • Protein, chứa tất cả 8 axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể;
  • Chất béo, khoảng 5-10%;
  • Những chất dinh dưỡng như vitamin B12, kẽm, selenium, sắt, niacin, vitamin B6, photpho… Tương ứng với nó là những tác dụng cụ thể như hình thành máu và chức năng của não và hệ thần kinh, quan trọng cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim, quan trọng trong việc hình thành máu.

Thịt bò

3. Thịt gà

Thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng... được đánh giá là một trong những nguồn cung cấp protein lành mạnh nhất với sức khỏe. Cụ thể, thịt gia cầm ít cholesterol hơn hẳn các loại thịt đỏ, như thịt lợn, thịt bò, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, phần lớn thành phần chất béo không bão hòa trong thịt gia cầm được đánh giá là tốt cho sức khỏe.

Theo PGS - TS Lê Bạch Mai - nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thịt gà có giá trị dinh dưỡng, năng lượng cao hơn thịt lợn xét trong cùng khối lượng phân tích và tỷ lệ protein tiêu hóa cao hơn.

Thịt gà

Tiểu đường ăn được thịt không?

Với nhiều dưỡng chất và công dụng cho sức khỏe như trên, vậy người tiểu đường ăn được thịt không?

Trên cơ sở khoa học và nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, không có lý do gì để chúng ta loại bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của người tiểu đường cả. Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò chứa rất nhiều protein, sắt và vitamin B12. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo bão hòa - có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người tiểu đường có thể ăn thịt đỏ (bò, lợn) nhưng nên chọn phần nạc và không ăn quá 300 – 500g thịt đỏ mỗi tuần. Một số nguồn chất đạm tốt khác bạn có thể tham khảo cho người tiểu đường sử dụng đan xen với thịt lợn, thịt bò là thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) bỏ da, cá và các sản phẩm từ đậu đỗ.

Tiểu đường vẫn có thể ăn thịt nhưng cần hạn chế

Cách chế biến các món ăn từ thịt

Tiểu đường ăn được thịt không thì thông tin trên đã giúp chúng ta giải đáp. Song song với thắc mắc này, cách chế biến các món ăn từ thịt cũng là điều mà chúng ta nên quan tâm.

Khi chế biến các món ăn từ thịt, bạn chỉ nên chọn phần thịt nạc bởi hầu hết chất béo xấu đều tập trung ở phần mỡ. Thịt nạc không chỉ chứa rất ít chất béo bão hòa mà còn giúp bổ sung đạm dồi dào, có tác dụng là giảm lượng cholesterol xấu. Ngoài ra, các loại thịt như thịt bò, thịt lợn còn chứa nhiều chất axit linoleic tổng hợp (CLA), có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, giúp điều chỉnh và ổn định đường huyết tốt hơn.

Đối với tất cả loại thịt đều áp dụng việc loại bỏ mỡ và da ra khỏi khẩu phần ăn, dù bạn đang chế biến món ăn nào, chỉ cần lưu ý điều này thì hầu hết người tiểu đường vẫn có thể ăn thịt bình thường.

Chế biến thịt cho người tiểu đường cần loại bỏ da và mỡ

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường

Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, chỉ chú ý đến nhóm chất đạm trong thịt là chưa đủ, bạn vẫn cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Ăn 50% bữa ăn là rau xanh. Tốt nhất nên ăn 1 bát rau luộc vào đầu bữa.
  • Ăn đúng giờ, ăn chậm để tạo cảm giác no lâu và tránh đường máu sau ăn tăng vọt.
  • Ưu tiên trái cây ít ngọt như cam, ổi, thanh long, bưởi…
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần để kiểm tra HbA1c.
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày. Mỗi ngày khoảng 30 phút, không được bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.

Vậy là với những thông tin trên, chắc các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề tiểu đường ăn được thịt không rồi. Ngoài những lưu ý về ăn uống, nhiều người đái tháo đường hiện nay muốn kiểm soát đường huyết cần phải sử dụng máy đo đường huyết.

Với nhu cầu cần thiết, cũng như nhờ khoa học hiện đại trong y học, mỗi khi muốn kiểm tra lượng đường huyết trong máu, bệnh nhân không cần đến bệnh viện hoặc phòng khám như trước đây, chỉ cần mua ngay một chiếc máy đo đường huyết Yuwell, bạn sẽ bảo vệ đường huyết của mình mỗi ngày.

Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ tại đây hoặc thông qua hotline 0798622989!