Mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp cao

Chieu Dang
Th 5 11/08/2022

Tiểu đường và cao huyết áp là hai căn bệnh thường gặp nhất hiện nay ở người trưởng thành. Tuy là hai bệnh lý riêng biệt, nhưng thật ra chúng có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau. Vậy mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp cao là gì và chúng ta cần làm gì để kiểm soát chúng? 

Huyết áp cao là gì?

Cao huyết áp hay thường gọi là tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính, áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim. Đây cũng chính là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,...

Khi các mô chịu nhiều sức ép do áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Cao huyết áp dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm

Người bệnh tiểu đường thường gặp phải nguy cơ gì? 

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là người bệnh có lượng đường trong máu tăng cao, tình trạng này kéo dài lâu ngày dẫn đến tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Nhất là ở các cơ quan như da, răng, miệng, hệ thống mạch máu, bao gồm ở mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Biến chứng bệnh tiểu đường gây nên các bệnh như: bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh, thiếu máu não, chảy máu não, đột quỵ, gây động mạch vành, nhồi máu cơ tim, bị hẹp tắc động mạch chi dưới làm người bệnh phải cắt bỏ chi,…

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh tim mạch

Bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch là hai bệnh riêng biệt nhưng thực chất lại có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Ví dụ như những người mắc bệnh tiểu đường nếu kèm theo các yếu tố sau đây thì có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch cao hơn các bệnh nhân khác:

Tăng huyết áp

Bệnh huyết áp nguyên nhân do áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Nếu huyết áp cao, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn, làm cho tim bị quá tải, gây tổn thương các mạch máu, và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng chỉ số mỡ máu xấu như Cholesterol, Triglycerid, LDL-cholesterol trong máu và giảm chỉ số mỡ máu tốt là HDL-cholesterol.

Chỉ số mỡ máu xấu chính là tác nhân gây nên xơ vữa động mạch, hẹp và tắc mạch máu. Vì thế, người bệnh tiểu đường nếu mắc thêm bệnh rối loạn mỡ máu thì nguy cơ gặp biến chứng về bệnh tim mạch là rất cao.

Hút thuốc lá

Người bệnh đái tháo đường nếu thường xuyên hút thuốc há sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao. Bởi vì cả thuốc lá và tiểu đường đều gây nên tình trạng hẹp mạch máu. Ngoài ra, hút thuốc lá nhiều cũng gây tổn thương mạch máu ở chân, và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét và cắt cụt chi dưới.

Thừa cân và béo phì 

Người bị thừa cân sẽ gặp khó khăn hơn trong việc điều trị đái tháo đường và gia tăng nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp. 

Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

Nếu trong gia đình có 1 hoặc nhiều thành viên bị bệnh lý tim mạch thì nguy cơ của bạn sẽ tăng cao hơn người bình thường khác.

Hãy trang bị thiết bị đo chỉ số đường tại nhà để kiểm soát được bệnh

Đái tháo đường và bệnh tim mạch biểu hiện thế nào?

Theo thống kê thì bệnh nhân đái tháo đường thường gặp hai loại bệnh tim mạch phổ biến là bệnh động mạch vành và bệnh mạch máu não, ngoài ra còn có nguy cơ suy tim và bệnh động mạch ngoại biên. Các biểu hiện thường thấy nhất là:

Đột quỵ

Bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch ảnh hưởng xấu đến mạch máu khiến lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị cắt đứt sẽ xảy ra cơn đột quỵ. 

Suy tim

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy tim cao gấp đôi so với những người bình thường. Thường thì bệnh này rất khó phát hiện do được hình thành trong một thời gian lâu dài, không có nhiều biểu hiện, các triệu chứng bất thường cần chú ý là khó thở, ho nhiều, phù ở chân hoặc bàn chân, người mệt mỏi.

Bệnh mạch máu não 

Xơ vữa mạch máu não hoặc huyết áp cao sẽ tăng nguy cơ bệnh mạch máu não. Bệnh mạch máu não cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và thiếu máu não tạm thời. 

Bệnh động mạch vành 

Như ta đã biết, tim hoạt động được là do động mạch vành cung cấp oxy và các dưỡng chất cần thiết đến. Nên khi mạch vành bị hẹp hoặc tắc, lượng máu đến tim sẽ giảm hoặc bị chặn hoàn toàn gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim hay cơ thiếu máu cơ tim cục bộ. 

Bệnh động mạch ngoại biên

Ngoài những vấn đề đã nêu thì người mắc bệnh tiểu đường còn có một vấn đề phổ biến khác nữa là bệnh động mạch ngoại biên. Đặc trưng của bệnh này là mạch máu ở chân bị hẹp, bị tắc do mỡ tích tụ, lưu lượng máu đến chân và bàn chân giảm, làm tăng nguy cơ cắt cụt chân. 

Cơn thiếu máu tạm thời 

Mạch máu bị xơ vữa khiến cho quá trình lưu thông máu đến não bị tắt nghẽn, chức năng não không thể đảm bảo và phải thay đổi đột ngột khiến bệnh nhân liệt tạm thời hoặc yếu một bên cơ thể. 

Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ và báo với bác sĩ nếu có các dấu hiệu trên

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để phòng tránh các nguy cơ tim mạch đó?

Biến chứng tim mạch do đái tháo đường đôi khi âm thầm xuất hiện mà không có dấu hiệu nào báo trước. Chính vì thế hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm để hạn chế rủi ro để khỏe mạnh hơn.

  • Thường xuyên khám sức khỏe theo định kỳ và báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu như đã nêu ở trên. Tuân thủ theo quy trình khám bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ. 

  • Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

  • Nên kiểm soát cân nặng và hạn chế ăn các món ăn có nhiều muối, nhiều chất bảo quản. Hãy bổ sung nhiều nhiều rau củ quả tốt cho cơ thể, ăn thực phẩm giàu chất đạm, ưu tiên các món ăn từ thịt, hải sản, sản phẩm sữa ít béo,..

  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng cách vận động thường xuyên, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 buổi trong tuần. Với những bệnh nhân tiểu đường và biến chứng tim mạch nên đi bộ, đạp xe đạp, tập các bài có cường độ nhẹ và trung bình.

  • Hãy chuẩn bị một máy đo huyết áp Yuwell và máy đo đường huyết cho gia đình của mình để thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp cũng như chỉ số đường huyết cho các thành viên trong gia đình của mình. Từ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và điều trị kịp thời.

Trên đây là các thông tin cơ bản về mối liên hệ giữa đái tháo đường và huyết áp cao. Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hai căn bệnh để có cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình của mình. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, tính năng của máy đo huyết áp Yuwell hãy truy cập tại đây.