Loét da ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Chieu Dang
Th 7 16/07/2022

Loét da ở người cao tuổi hay còn gọi là loét tì đè, người bị bệnh này trên thân thể thường xuất hiện những vùng hoại tử và loét. Do sức đề kháng bị giảm sút nhiều so với các lứa tuổi khác và giảm sắc tố da nên bệnh loét da ở người già không thể xem nhẹ. Bởi nếu được quan tâm và chăm sóc tốt bệnh sẽ rất nhanh khỏi nhưng ngược lại nếu bị bỏ quên và phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, rất khó chữa khỏi.

Nguyên nhân loét da ở người cao tuổi

Để có thể phòng tránh bệnh loét da ở người cao tuổi, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh để biết nên phòng tránh bằng cách nào. Thông thường khi mắc bệnh này thì loét da chi dưới chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 70%. Nguyên nhân do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân suy yếu làm khó khăn cho máu trở về tim, máu ứ đọng lại gây loét da ở cẳng chân. Tùy trường hợp bệnh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên cẳng chân và cùng da mắt cá chân. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác thường gặp phải như:

  • Người cao tuổi đi lại không vững hay vấp ngã, trượt chân dẫn đến chấn thương làm lở loét.
  • Một số khác mắc bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, gãy xương phải cố định hoặc bó bột và nằm trên giường bệnh dài ngày.
  • Người có khỏe yếu, khó cử động hoặc thay đổi tư thế phải tì đè nhiều ở một số vùng như mông, bả vai, hai mạng sườn, vùng chẩm, gót chân,… Cũng dễ gây loét.
  • Một số người cao tuổi bị loét da có thể do ăn uống thiếu dinh dưỡng nên các lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi, nếu bị tì đè nhiều thì da sẽ bị loét.

Hiện nay, bệnh loét da ở người cao tuổi thường được nhắc đến nhiều nhất ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Do người bị bệnh tiểu đường có mạch máu ở vùng bàn chân bị thương tổn, khó lưu thông nên gây loét.

Loét da ở người cao tuổi hay còn gọi là loét tì đè

Các vị trí dễ bị loét da

Từ các nguyên nhân cho ta thấy các vị trí thường dễ bị loét cần được chú ý như:

Tư thế nằm ngửa: Ở vị trí nằm này các vùng sau ót, hai bên bả vai, hai cùi chỏ, vùng xương cùng, hai gót chân dễ bị loét nhất.

Tư thế nằm nghiêng: Khi nằm nghiêng, vùng thái dương, xương sườn, mào chậu, mắt cá là nơi bị tì đè nhiều có nguy cơ loét cao.

Tư thế nằm sấp: Cũng giống như thế, khi nằm sấp các vùng bị tì đè nhiều nhất là trán, má, xương đòn, gai chậu, đầu gối, ngón chân dễ bị tổn thương và loét.

Tư thế ngồi: mông, xương bả vai, xương hông, phía sau đầu gối, mắt cá, vị trí có nguy cơ nhiều nhất tại xương cùng hay gót chân.

Có rất nhiều vị trí có thể bị loét da

Loét da ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Sau khi đã biết được nguyên nhân cũng như các vị trí thường dễ bị loét, cách phòng tránh hiệu quả nhất chính là giảm áp lực lên các mô và chăm sóc, vệ sinh cẩn thận cho người bệnh.

Thay đổi tư thế thường xuyên

Nằm hoặc ngồi lâu ở một tư thế dễ dàng dẫn đến loét nên người thân hãy thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh, người lớn tuổi đi lại khó khăn trong gia đình. Bệnh nhân nên được xoay chuyển tối thiểu là mỗi 2 giờ một lần.

Nếu được hãy sử dụng giường bệnh có thể điều chỉnh và sử dụng khăn trải gường thay vì lôi kéo bệnh nhân sẽ tránh được ma sát không cần thiết.

Sử dụng nệm nước, đệm chống loét

Đệm chống loét được thiết kế dành riêng cho những bệnh nhân có nguy cơ bị loét hoặc các mô của cơ thể đang bị loét, ở tình trạng nhẹ tới nặng.

Đệm có cấu tạo nhiều múi, giúp giảm thiểu áp lực tác động lên bề mặt da, tạo cảm giác thoáng mát và tránh lở loét cho bệnh nhân.

Nếu không có điều kiện sử dụng, bạn có thể sử dụng gối kê vào dưới cơ thể, thay đổi vị trí gối thường xuyên.

Đệm chống loét Yuwell

Xoa bóp cải thiện tuần hoàn máu

Một trong những nguyên nhân dẫn đến loét chính là tuần hoàn máu vùng da đó kém nên hãy thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị loét khoảng 15 – 20 phút/lần. Tiến hành đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo

Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không để cho người bệnh mang tã trong thời gian quá lâu để tránh gây ẩm ướt, nhiễm trùng. Người thân khi tắm cho người bệnh nên dùng nước ấm pha muối loãng hoặc sử dụng các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ để tắm, sau đó dùng thêm các loại kem chống nấm, kem dưỡng ẩm bảo vệ da, hạn chế sử dụng băng keo dán, nó có thể gây kích ứng và rách da mỏng.

Nên cho người bệnh sử dụng các loại quần áo, ga giường có chất liệu mềm mại, được thay đổi thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Khẩu phần ăn hằng ngày cung cấp đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh phục hồi tốt hơn. Những thực phẩm nhiều chất đạm, mỡ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp khối lượng cơ ở người bị bại liệt ít bị suy kiệt hơn.

Trên đây chính là những nguyên nhân thường thấy và các cách thức đơn giản để bạn có thể phòng tránh bệnh loét da ở người cao tuổi. Đây là một căn bệnh dễ gặp phải nhưng cũng dễ dàng phòng tránh nếu chăm sóc đúng cách và cẩn thận phải không nào.

Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm đệm chống loét của Yuwell tại đây.