Cảnh giác với hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Chieu Dang
Th 5 25/08/2022

Hạ đường huyết là tình trạng chỉ số đường huyết hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường. Hạ đường huyết khiến cơ thể mệt lả, chóng mặt, thậm chí là đột quỵ và nhiều nguy cơ nguy hại khác. Để cảnh giác với hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình thì bạn cần hiểu và nhận biết sớm các triệu chứng, cách xử lý khi gặp phải căn bệnh này.

Các biểu hiện của người bị hạ đường huyết

Tùy theo từng trường hợp, từng mức độ mà biểu hiện của hạ đường huyết sẽ thể hiện khác nhau. Theo mức độ hạ đường huyết thì có những triệu chứng cơ bản như: 

Mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, người bị hạ đường huyết sẽ cảm thấy xót ruột, đói cồn cào, mệt lã người, nhịp tim đập nhanh, tay run, đánh trống ngực, vã mồ hôi và đau bụng.

Mức độ trung bình

Hạ đường huyết ở mức độ trung bình người bệnh sẽ có biểu hiện về thần kinh, thấy cơ thể bạc nhược, tinh thần giảm, khả năng tư duy kém, tính tình thay đổi, rất dễ bị kích động, nhìn một vật hóa thành hai, có các động tác bất thường, một số người bị rối loạn giấc ngủ.

Trường hợp nặng

Khi bị hạ đường huyết ở trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng lú lẫn cấp tính, có dấu hiệu liệt nửa người hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú. Ngoài ra còn có những cơn co giật liên tục hoặc ngắt quãng. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, có thể kèm theo tình trạng vật vã, vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện mất nước. Nguy hiểm hơn bệnh có thể tiến triển thành phù não gây hôn mê kéo dài hoặc di chứng thần kinh vĩnh viễn. 

Hạ đường huyết khiến tinh thần suy giảm, chóng mặt, khả năng tư duy kém

Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường 

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, những nguyên nhân thường thấy nhất là: 

  • Bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng các loại thuốc giúp làm giảm đường máu đôi khi có thể là nguyên nhân gây hạ đường máu quá mức, đặc biệt là đang dùng Insulin, Gliclazide, Glimepiride. 

  • Bệnh nhân đái tháo đường thay đổi sinh hoạt hằng ngày như chế độ ăn uống, luyện tập hoặc đổi liều insulin.

  • Các yếu tố như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, sử dụng nhiều thuốc lá và rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng… có thể gây hạ đường huyết ở cả bệnh nhân đái tháo đường.

  • Bệnh nhân tiểu đường sau khi tiêm insulin nhưng không ăn uống sau đó.

  • Người bị suy dinh dưỡng, cơ thể kém hấp thu chất do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột.

  • Hoạt động thể chất tăng.

  • Sau khi cơ thể bị thương tổn, tâm lý bệnh nhân bị căng thẳng cũng gây nên hạ đường huyết. 

  • Thay đổi vị trí tiêm insulin làm cơ thể hấp thu insulin thay đổi, đặc biệt là khi có suy thận.

  • Tăng liều insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết, hoặc bổ sung thêm thuốc mới khi điều trị tiểu đường.

  • Bệnh nhân uống nhiều rượu.

Thay đổi liều lượng insulin cũng có thể gây hạ đường huyết

Làm thế nào khi bị hạ đường huyết?

Khi bị hạ đường huyết, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản để xử lý tình trạng hạ đường. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn những dấu hiệu hạ đường bình thường phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra, điều trị.

  • Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra chỉ số đường huyết và so sánh với chỉ số bình thường để biết chính xác mức đường huyết suy giảm.

  • Với bệnh nhân đang điều trị bệnh, khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì hãy nhanh chóng ăn nhẹ cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường.

  • Khi có dấu hiệu hạ đường nhẹ thì hãy nằm nghỉ, sau khi đã tỉnh táo hơn thì nên ăn uống và bổ sung dinh dưỡng.

  • Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì ngoài tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, hãy xây dựng một chế độ ăn khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể khỏe mạnh.

  • Hãy thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng và đúng bài bản. 

Hãy thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để phòng ngừa bệnh

Cách phòng tránh hạ đường huyết

Ngoài hiểu rõ những biểu hiện cũng như cách để xử lý tình huống khi bị hạ đường huyết thì bạn cũng nên biết rõ những cách phòng ngừa hạ đường huyết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cùng người thân trong gia đình. 

  • Trước khi rời khỏi nhà, nên mang theo một ít kẹo hoặc bánh để phòng trường hợp bị hạ đường huyết bất chợt. 

  • Khi mắc phải đái tháo đường, nên thông báo cho người thân cùng bạn bè, đồng nghiệp để trong tình huống bất ngờ họ có thể giúp bạn xử lý.

  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, nhất là khi cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc ăn ít hơn thường ngày, hoặc vận động quá mức.

  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.

  • Đối với phụ nữ, hãy lưu ý tình trạng sức khỏe khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Hãy luôn mang theo thẻ tên, số điện thoại, bệnh lý, số điện thoại bác sĩ chủ trị, thông tin người thân của mình bên mình. 

  • Trang bị thiết bị y tế cần thiết như máy đo chỉ số đường huyết, đo huyết áp trong gia đình để tiện cho việc thường xuyên theo dõi sức khỏe.

Hiện nay, máy đo đường huyết Yuwell đang là sản phẩm uy tín được nhiều người tin dùng. Sản phẩm với thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng, tính năng hiện đại giúp đo đường huyết chính xác. Chỉ cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn, người bệnh có thể tự đo ở nhà không cần tới trung tâm y tế. Bạn có thể xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây.