05 điều gia đình cần chuẩn bị để chăm sóc bệnh nhân bại liệt
BTV
Th 3 29/08/2023
Chắc rằng bất kì ai cũng có thể hiểu được nỗi khổ của những bệnh nhân bại liệt. Không thể sinh hoạt bình thường, không thể đi lại, thậm chí nói chuyện… Những điều này luôn tạo ra tâm lý khó chịu cho bệnh nhân cũng như không khí nặng nề trong gia đình.
Không người thân nào muốn thành viên trong gia đình mình nằm tại chỗ mà không thể sinh hoạt, không thể tự chăm sóc mình. Nhưng khi điều đó xảy ra, hãy chuẩn bị cho bệnh nhân bại liệt những điều cơ bản sau đây.
Bệnh nhân bại liệt
Thế nào là liệt?
Liệt (hay còn gọi là liệt vận động) là tình trạng mất chức năng hoạt động của một hay nhiều cơ trên cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng liệt, tuy nhiên, đến nay đột quỵ vẫn được xem là nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng này.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bệnh nhân bại liệt sẽ có thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe khác nhau.
Những đối tượng bệnh nhân bại liệt phổ biến
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại liệt ở người, bao gồm:
- Người đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó.
- Người tiếp xúc với chất thải của người có mang virus bại liệt.
- Người sử dụng nguồn nước ô nhiễm và ăn các loại thực phẩm bẩn.
- Người có các yếu tố làm suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng như: mắc bệnh suy giảm miễn dịch, đã bị cắt amidan trước đây, stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài.
- Người chưa tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin bại liệt.
Người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh bại liệt.
Đối tượng nào cũng có nguy cơ trở thành bệnh nhân bại liệt
Vậy cần chuẩn bị gì để chăm sóc người bị liệt?
- Chuẩn bị sẵn tâm lý
Trong xã hội hiện đại, ai cũng sẽ có công việc, có những kế hoạch cá nhân riêng. Do đó, khi một bệnh nhân bại liệt trong gia đình cần được chăm sóc gần như là 24/7 sẽ trở thành điều rất khó khăn. Việc chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như sắp xếp lại tất cả mọi thứ trong gia đình để đáp ứng được điều này trở thành điều tiên quyết.
- Trang bị kiến thức về y tế và thuốc
Bệnh nhân bại liệt sẽ có khả năng phục hồi chức năng vận động nếu người nhà biết chăm sóc đúng cách. Chính vì thế, hãy trang bị cho mình một số kiến thức chuyên sâu, nhất là giờ giấc dùng thuốc, các bài tập vật lý trị liệu… để hỗ trợ tốt nhất cho người thân của mình.
Trong quá trình phục hồi sức khỏe và chức năng vận động cho người bị liệt, việc thực hiện massage và tập luyện các bài tập vận động thường xuyên là không thể thiếu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập phù hợp. Người thân và gia đình cần chú ý cổ vũ, động viên và hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập đều đặn theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia.
Riêng đối với người bị liệt toàn thân, người thân cần thường xuyên xoa bóp tay chân, hỗ trợ người bệnh tập co, duỗi các khớp cơ tại giường. Người thân cần thường xuyên đỡ người bệnh ngồi dậy, xoay trở người để máu huyết lưu thông.
Massage giúp máu lưu thông và hỗ trợ phục hồi chức năng cơ
- Nắm bắt được những khó khăn bệnh nhân sẽ gặp phải, tìm kiếm giải pháp
- Khó khăn trong di chuyển
Hội chứng liệt là trình trạng các bộ phận của cơ thể bị suy yếu. Nguyên nhân là do tai biến mạch máu não hay bị tai nạn gây tổn thương cột sống. Với những bệnh nhân này, họ hầu như không thể tự cử động hay di chuyển mà cần sự giúp đỡ của người thân.
- Đi vệ sinh không tự chủ
Bệnh nhân bại liệt đa phần mất cảm giác ở phần thân dưới, dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Khi bạn chăm sóc bệnh nhân, hãy chú ý kịp thời lau dọn, vệ sinh để hạn chế ra hiện tượng nhiễm khuẩn hoặc lở loét da.
- Tình trạng loét da
Những bệnh nhân bại liệt thường phải nằm suốt trên giường trong thời gian dài nên da bị ẩm, tỳ đè nhiều, dẫn đến tình trạng loét da, gây khó chịu cho người bệnh và người thân phải mất thời gian, công sức chăm sóc bệnh nhân bị liệt, đặc biệt là phần da bị loét.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tìm kiếm các loại đệm chống loét mắt cáo – sản phẩm dành riêng cho các đối tượng bệnh nhân phải nằm tại chỗ lâu ngày. Với thiết kế bề mặt là các múi đệm thay vì mặt phẳng như nệm thông thường. Điều này giúp tạo nên độ thông thoáng giữa bề mặt tiếp xúc của lưng người bệnh và nệm. Ngoài ra, bên trong đệm còn có máy bơm không khí từ ngoài vào, có van đảo chiều để không khí ra vào thường xuyên, tránh sự bí bách, nóng hầm ở lưng người bệnh gây lở loét. Do đó, mức nhiệt độ của nệm luôn ổn định từ 27 – 28 độ C. Với cơ chế hoạt động đơn giản, hiệu quả này sẽ giúp bệnh nhân bại liệt luôn thoải mái dù chỉ nằm ở một tư thế, không lo lở loét gây khó chịu và người thân chăm sóc cũng tiện lợi hơn.
Đệm chống loét mắt cáo
- Tham khảo nhiều chế độ dinh dưỡng khác nhau
Nguyên tắc dinh dưỡng trong bữa ăn của những bệnh nhân bại liệt do đột quỵ là phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể như:
- Chất đạm từ động vật (cá, thịt nạc, sữa...), tránh những thức ăn có chứa cholesterol quá cao.
- Các loại vitamin có trong hoa quả và rau xanh.
- Chất béo từ thực vật giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh lần hai.
- Bên cạnh đó, thức ăn nên được xay nhuyễn để người bệnh dễ tiêu hóa hơn
Trong quá trình cho bệnh nhân ăn, nếu họ có thể tự ăn, uống thì bạn nên cho họ tự xúc ăn, vì như vậy tay của họ sẽ được vận động thường xuyên, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi. Đối với những người ăn ít, bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với thực đơn đa dạng để không gây nhàm chán. Nếu bệnh nhân biếng ăn thì bạn có thể cho uống sữa và ngũ cốc.
- Học cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh
Cách chăm sóc bệnh nhân bại liệt thông qua việc vệ sinh cá nhân được thực hiện như sau:
- Vệ sinh cá nhân hằng ngày
- Vệ sinh miệng của người bệnh từ 2 - 3 lần mỗi ngày bằng bông, gạc, rồi cho người bệnh uống nước để súc miệng. Nếu người bệnh có mang răng giả thì hãy tháo ra rồi rồi vệ sinh.
- Vệ sinh thân thể người bị liệt, bạn có thể thấm ướt khăn sạch bằng nước ấm rồi nhẹ nhàng lau khắp người của bệnh nhân. Nên thay quần áo cho người bệnh mỗi ngày và khoảng từ 3 - 4 tiếng thay một lần kể cả tã chưa đầy để hạn chế vi khuẩn và sự kích ứng của tã bẩn.
Vệ sinh cá nhân hằng ngày cho bệnh nhân bại liệt là việc rất quan trọng để tạo môi trường sống sạch sẽ. Đồng thời còn giúp tinh thần của người bệnh luôn cảm thấy thoải mái và hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng.
- Vệ sinh vết thương lở loét cho người bị liệt
Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt có những vết lở loét trên da do nằm quá lâu và thiếu vận động thì khi chăm sóc, bạn dùng gạc vô trùng để lau chùi bề mặt vết loét nhằm loại bỏ tế bào chết và mủ. Trong quá trình thực hiện, bạn nên nhẹ nhàng để không gây tổn thương vết loét và khiến bệnh nhân bị đau. Bên cạnh đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết lở loét rồi dùng băng y tế để băng lại, không cho vi khuẩn xâm nhập.
Tuy nhiên, cách chăm sóc bệnh nhân bại liệt là khi vệ sinh vết lở loét, bạn chỉ nên thực hiện với vết loét nhẹ, trong trường hợp bị nặng cần có sự hỗ trợ từ điều dưỡng hoặc bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm để xử lý, ngăn không cho vết loét lan rộng. Để hạn chế điều này, đừng quên chuẩn bị đệm chống loét mắt cáo nhé!
Học các vệ sinh cá nhân hằng ngày cho bệnh nhân bại liệt
Khi bị liệt, người bệnh gần như bị mất đi một phần tự do về mặt vận động và sinh hoạt, gặp nhiều hạn chế trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bại liệt, sự cổ vũ và động viên tinh thần cho người bệnh là điều cần thiết nhất. Đừng cho họ có cảm giác thành gánh nặng của gia đình.
Người thân cần lưu ý thêm, sự thỏa mái của bệnh nhân sẽ giúp bạn đỡ vất vả. Vậy nên, bạn cần trang bị các thiết bị chăm sóc và hỗ trợ phù hợp với người bệnh. Đệm chống loét chính là một trong số đó.
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn!
Yuwell – You, we love life!
Website: https://shop.yuwell.vn/
Hotline: 0798.622.989
Địa chỉ: Lầu 2 Tòa nhà Đại Minh, 77 Hoàng Văn Thái, P. Tân Phú, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh
Hoặc : 94 Tôn Thất Hiệp. Phường 13, Quận 11. TP Hồ Chí Minh.