Tiểu đường thai kỳ và những điều thai phụ nên lưu ý

BTV
CN 29/10/2023

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi đái tháo đường thai kỳ, là tình trạng rối loạn nội tiết bất thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề gây tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không có cách kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu.

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng đường trong máu và nước tiểu tăng cao, được phát hiện trong quá trình mang thai. Thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Trong 100 thai phụ, có khoảng 10 – 20 người mắc bệnh này.

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.

Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường... là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những dấu hiệu bệnh đặc trưng

Các dấu hiệu, triệu chứng “tiểu biểu” của bệnh tiểu đường rất rõ rệt, như đi tiểu nhiều, uống nước nhiều, ăn nhiều, đói, sụt cân nhanh, mệt mỏi bất thường những không rõ nguyên nhân…

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ lại không thể nhận diện qua các dấu hiệu này, bởi vì:

  • Đói nhiều, ăn nhiều là tình trạng bình thường của bất kỳ thai phụ nào. Vì khi mang thai, cơ thể người mẹ phải nạp thêm năng lượng và dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi thai nhi;
  • Đi tiểu nhiều cũng không thể chẩn đoán bị thai phụ bị tiểu đường, vì quá trình phát triển của thai sẽ đè ép lên bàng quang;
  • Mệt mỏi, suy nhược là biểu hiện hầu như tất cả phụ nữ mang thai nào cũng có.

Thông qua các nguyên nhân trên, để biết được thai phụ có bị tiểu đường hay không, cần phải đo đường huyết thường xuyên và thăm khám bác sĩ. Nếu mức đường huyết tăng cao, kèm theo các biểu hiện bất thường thì xác định bạn đã bị tiểu đường thai kỳ.

Căng thẳng, mệt mỏi cũng là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, tiểu đường thai kỳ có thể tự động mất đi khi thai nhi ở tuần thứ 6 – 8. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và để bệnh âm thầm diễn tiến trong cơ thể người mẹ thì khả năng cả mẹ và bé đều gặp các vấn đề nguy hiểm.

Những hậu quả mà tiểu đường gây ra cho người mẹ là:

  • Nguy cơ xảy thai cao, sinh non dẫn đến thai nhi bị thiếu tháng;
  • Tiền sản giật, nguy cơ phù chân, phù tay, tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch;
  • Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu;

Đối với em bé:

  • Thai to, sinh khó, tổn thương sau khi sinh;
  • Một số bệnh em sẽ dễ gặp phải như: vàng da, tụt đường huyết, đa hồng cầu, hạ canxi máu…
  • Bị dị tật một số cơ quan trên cơ thể.

Hơn hết, tiểu đường thai kỳ sẽ là tiền đề gây ra bệnh tiểu đường Type 2 mãn tính trong tương lai, do đó thai phụ cần lưu ý chặt chẽ.

Tiểu đường khi mang thai nguy hiểm cả cho mẹ và con

Điều trị tiểu đường trong thai kỳ

Thai phụ có thể kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế. Mục tiêu đường huyết trong thai kỳ:

  • Đường huyết đói 95 mg/dl (5,3 mmol/l)
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn 140 mg/dl (7,8 mmol/l)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn 120 mg/dl (6,7 mmol/l)

Nếu xác định tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kỳ, để đạt được mục tiêu đường huyết trên, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ cần:

  • Chia nhiều bữa ăn trong ngày (4 – 6 bữa gồm 03 bữa chính và các bữa phụ);
  • Nhóm bột, đường: lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như bánh ướt, bún tươi, bắp luộc, khoai mì, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Nhóm chất béo: ưu tiên chất béo nguồn gốc thực vật;
  • Tăng cường chất xơ trong rau xanh, cám gạo…
  • Kế hoạch tập luyện: Đi bộ, tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, 5 – 7 ngày/tuần, nếu không có chống chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
  • Tuân thủ điều trị thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Chú ý chế độ dinh dưỡng trong suốt thời gian thai kỳ để đạt được mức đường huyết mục tiêu

Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên tiểu đường trong quá trình mang thai, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Do đó, phụ nữ trước khi mang thai phải kiểm tra sức khỏe tổng quát, kèm theo xét nghiệm tiểu đường. Và trong suốt quá trình của thai kỳ, phải theo dõi thường xuyên xuyên chỉ số đường huyết bằng máy đo đường huyết để đề phòng các biến chứng và nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường Type 2 về sau.