Thuốc lá trà đặc cà phê - bộ 3 "kẻ thù" nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

BTV
Th 7 29/07/2023

Có ba loại mà khi nhắc đến, tất cả người Việt Nam chúng ta đều không thể không biết, đó chính là thuốc lá trà đặc cà phê. Hầu hết mỗi người đều sử dụng ba loại này nhưng không hề biết, những tác hại của nó đến huyết áp đằng sau những lần lạm dụng.

Thuốc lá trà đặc cà phê được xem là bộ 3 “kẻ thù” của bệnh tăng huyết áp. Khi dùng riêng từng món quá nhiều đã khiến huyết áp tăng cao không kiểm soát, nhưng chắc bạn chưa biết, khi bộ ba này kết hợp trên cơ thể sẽ khiến một người đang khỏe mạnh có thể trở thành bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Thuốc lá trà đặc cà phê – bộ ba nguy hại cho huyết áp

Thuốc lá trà đặc cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Nếu như đã nói, thuốc lá trà đặc cà phê gây nguy hiểm cho bệnh tăng huyết áp, thì những tác động đó là gì, chúng ta cùng phân tích tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

  1. Thuốc lá và tăng huyết áp

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy ô xi ở trong hồng cầu dẫn đến tình trạng tim đập nhanh. Tim đập nhanh đồng nghĩa với việc máu sẽ được bơm đi rất nhanh và nhiều, do đó sẽ dẫn tới tăng huyết áp.

Tuy nhiên, huyết áp sẽ trở về bình thường giữa các lần hút thuốc nhưng nếu hút quá nhiều lần trong ngày thì lâu dần sẽ dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp dao động. Điều này có nghĩa số lượng hút thuốc lá càng nhiều thi tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm khác càng gia tăng.

Đặc biệt với những người đang bị mắc cao huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp thì dưới tác động của thuốc lá sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến xấu với tốc độ nhanh chóng, khó lường, để lại tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, việc hút thuốc còn làm giảm tác dụng điều trị cao huyết áp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khói thuốc lá kích thích gan sản xuất ra enzym vào trong máu làm hạn chế hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp.

Thuốc lá làm tăng huyết áp và hạn chế tác dụng của thuốc huyết áp

  1. Trà đặc gây ra nguy cơ gì cho bệnh tăng huyết áp?

Một trong những thực phẩm gây tăng huyết áp và suy tim chính là trà đặc. Trà đặc, đặc biệt là hồng trà đặc có chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc có thể thay thế bằng trà xanh, nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc.

  1. Cà phê làm tăng huyết áp

Caffeine là một chất gây co mạch, tức là làm giảm kích thước mạch máu và làm huyết áp tăng. Một báo cáo năm 2017 kết luận rằng người mắc tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng cà phê chứ không cần phải tránh sử dụng nó.

Một nghiên cứu năm 2016 trên 40 người khỏe mạnh thường xuyên uống cà phê cho thấy tất cả các loại cà phê đều làm huyết áp tăng, nhưng mức độ gia tăng vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Mức huyết áp sẽ tăng tạm thời nhưng có thể kéo dài khoảng 03 tiếng sau khi uống.

Vài nghiên cứu lại chỉ ra mức độ cà phê uống vào sẽ quyết định sự tác động của nó lên huyết áp.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tăng huyết áp tâm thu chỉ xảy ra ở những người không thường xuyên uống cà phê. Một nghiên cứu khác lại kết luận việc thường xuyên uống trên 03 tách cà phê mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc tăng huyết áp sẽ tăng nhẹ nếu chỉ uống 01 đến 03 tách cà phê mỗi ngày.

Trà đặc và cà phê khiến bệnh nhân tăng huyết áp mất ngủ, suy tim, thậm chí đột quỵ

Sự nguy hiểm khi kết hợp bộ ba “kẻ thù” cùng lúc

Bạn cũng nhận rõ được mức độ rủi ro của từng loại trong bộ ba thuốc lá trà đặc cà phê với bệnh tăng huyết áp. Do đó, nếu kết hợp cùng lúc những món này đồng thời, cơ thể bạn sẽ gặp những vấn vấn đề nguy hiểm mà bạn thực sự không lường trước được.

Có những người nghiện caffein thì thường đi đôi với nghiện hút thuốc. Nhiều người có thói que hút thuốc lá khi thưởng thức một tách trà, cà phê hay uống nước ngọt có ga. Chính vì lý do này, mỗi khi uống cà phê hay trà sau khi bỏ thuốc lá, bạn lại theo phản xạ có điều kiện mà thèm hút thuốc trở lại. Ngoài ra, caffein cũng là một chất gây nghiện và làm giảm khả năng tự chủ. Đây cũng là một rủi ro khác cho người muốn kiểm soát cơn thèm thuốc lá.

Hãy nhớ rằng bạn hay người quen của bạn có thể thưởng thức trà xanh, cà phê hoặc đồ uống khác mà không cần tới điếu thuốc trên tay!

Cần nhắc lại rằng, bộ ba món “kẻ thù” này còn có thể gây cản trở cho quá trình điều trị và sử dụng thuốc của những bệnh nhân huyết áp cao. Nếu bạn hút thuốc lá, uống trà đặc và cà phê thường xuyên, liên tục với một mức độ ngoài tầm kiểm soát, việc dùng thuốc điều trị bệnh xem như vô nghĩa. Hơn nữa, thuốc lá còn làm rối loạn huyết áp và làm chỉ số này tăng đột ngột nếu thuốc điều trị không còn có tác dụng ở thời điểm này.

Hãy dừng việc sử dụng đồng thời thuốc lá và cà phê cùng trà đặc ngay để bảo vệ sức khỏe

Như vậy, việc sử dụng thuốc lá trà đặc cà phê sẽ gây nên các mối nguy hại với bệnh nhân tăng huyết áp, đồng thời còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, lối sống của chính người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân. Do đó, hãy cố gắng lên kế hoạch kiêng các loại gây hại này sớm nhất có thể, đừng để chính bản thân mình rơi vào trạng thái nguy hiểm trong khi bạn có thể điều khiển chính mình!