Thực hư về việc uống rượu để giảm huyết áp?
BTV
Th 5 14/09/2023
Rượu là một chất kích thích gây hại cho cơ thể nếu uống quá nhiều so với mức chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng, uống rượu để giảm huyết áp là một phương pháp hữu hiệu. Thực hư việc này thế nào, uống rượu có thể giảm áp không?
Uống rượu quá mức hoặc thường xuyên có thể gây tổn thương tim và dẫn đến các bệnh về cơ tim mạch. Uống rượu bia thường xuyên cũng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho rằng, một lượng rượu nhỏ rượu vang hàng ngày có thể giảm áp hiệu quả. Vậy cách uống rượu để giảm huyết áp như thế nào? Điều này có thực sự hợp lý không?
Uống rượu để giảm huyết áp là đúng hay sai?
Thực hư việc uống rượu để giảm huyết áp
Nghiên cứu cho thấy resveratrol trong rượu vang đỏ có khả năng làm giảm huyết áp, khi thí nghiệm trên chuột.
Resveratrol là một hợp chất trong vỏ nho có khả năng chống oxy hóa, chống nấm mốc và ký sinh trùng. Trên Circulation, các nhà khoa học từ King's College London (Anh) công bố kết quả thí nghiệm tìm ra sự liên quan giữa chuột và resveratrol. Cụ thể, resveratrol tác động đến huyết áp của những con chuột này, làm giảm huyết áp của chúng.
Tuy nhiên, thí nghiệm này chỉ dừng trên động vật, chưa thể thí nghiệm trên người, do đó, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chắc chắn rằng, uống rượu để giảm huyết áp là điều đúng đắn.
Điều ít được biết tới hơn là một số nghiên cứu khác còn cho thấy có những mối liên hệ mạnh mẽ giữa đồ uống có cồn và bệnh ung thư.
Uống một chai rượu vang mỗi tuần có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở nam giới là 1% và ở phụ nữ là 1,4% đối với những người không hút thuốc.
Như vậy, uống một chai vang mỗi tuần sẽ tương đương với việc nam giới hút 5 điếu thuốc, hoặc phụ nữ hút 10 điếu.
Kết quả một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ khẳng định: Sự thực lúc mới uống rượu, chỉ số huyết áp sẽ tạm thời hạ khoảng 4 mmHg. Tuy nhiên chỉ ngay sau thời gian trên dưới 06 giờ tiếp theo sẽ xuất hiện sự tăng trở lại, thậm chí đến 7mmHg và tình trạng này duy trì suốt thời gian dài tiếp theo. Thế nên cần nhấn mạnh, cho dù có hiện tượng giảm huyết áp lúc mới uống, nhưng chung quy lại thì uống rượu làm tăng tăng huyết áp.
Rượu chỉ làm giảm huyết áp tức thời, nhưng sẽ tăng lại trong 06 giờ tiếp theo
Rượu làm tăng huyết áp như thế nào?
Các nhà khoa học phương Tây khẳng định, chuẩn mực uống rượu hàng ngày (với người Âu – Mỹ) không được phép vượt rào từ 0,5 đến 1 đơn vị rượu áp dụng dành cho phụ nữ và 2 đơn vị - dành cho nam giới. Theo họ, 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 8g etanol tinh khiết, tức 1 ly rượu mạnh (50ml), 1 ly rượu vang (125ml) hoặc 1 vại lớn bia (300ml).
Theo đó, phụ nữ uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ/ ngày nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tới 90%.
Ngoài ra, uống rượu để giảm huyết áp là không đúng bởi rượu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công dụng của các loại thuốc huyết áp mà người bệnh đang dùng.
Rượu tác động đến hoạt chất của thuốc và thường làm gia tăng sự xuất hiện những phản ứng phụ nguy hiểm. Trong trường hợp kết hợp thuốc với rượu, chẳng hạn, với biệt dược làm giãn mạch, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cấp và ngất xỉu. Chính vì thế, những người đang điều trị áp huyết cao cần hạn chế tối đa rượu bia, nhất là vào những thời điểm gần giờ uống thuốc.
Giả sử rằng một thành phần nhất định có trong rượu vang đỏ có tác dụng làm giảm huyết áp, thì bạn cũng không nên lạm dụng rượu vang. Vì những tác hại thực tế có thể sẽ lớn hơn lợi ích nhận được.
Tác hại của rượu làm tăng huyết áp hơn lợi ích nhận được
Do đó, uống rượu để giảm huyết áp là phương pháp sai lầm. Thay vì tin vào những lời truyền miệng, bạn hãy bắt đầu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như giảm cân, giảm lượng natri, bổ sung kali và canxi. Song song với đó, hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, sữa, các loại đậu, đậu nành, giảm chất béo trong chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, giảm căng thẳng và áp lực… Công dụng từ những điều này sẽ hiệu quả và thực tế hơn rất nhiều lần so với việc thực hiện các phương pháp chưa hề có sự chứng minh an toàn nào từ khoa học như uống rượu.