Phân biệt các loại bệnh tiểu đường như thế nào?
Chieu Dang
Th 6 26/08/2022
Để phân biệt các loại bệnh tiểu đường như thế nào chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh, nguyên nhân gây ra và dấu hiệu của từng loại. Khi phân biệt được các loại tiểu đường sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta phòng ngừa và điều trị hiệu quả, tránh tình trạng mắc phải sai lầm khi điều trị dẫn đến hiệu quả không như mong đợi.
Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường hay còn được gọi với những cái tên như tiểu đường, thừa đường, dư đường, Diabetes. Đây là căn bệnh mắc phải do cơ thể người bệnh thiếu hụt insulin hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin.
Insulin là một chất được tiết ra bởi tuyến tụy, chúng rất cần thiết cho sự phân giải đường trong máu và biến đổi nó thành năng lượng. Nếu như cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, nồng độ đường trong máu sẽ tăng lên. Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, nạp năng lượng cũng như gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.
Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất
Có mấy loại đái tháo đường?
Từ cơ chế bệnh sinh là thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối, ta có thể phân bệnh tiểu đường ra thể bệnh theo như sau:
Đái tháo đường type 1
Ở đái tháo đường type 1 này, insulin sẽ bị thiếu hụt tuyệt đối do tế bào bêta của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân.
Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số ca đái tháo đường, được xác định bởi sự có mặt của một trong các kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase, tyrosine protease-like molecule...
Đái tháo đường type 2
Với loại này, do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối. Tình trạng này insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết. Thông thường, phụ nữ mang thai ở tuần 24-28 là dễ mắc phải nhất:
Đối với người mẹ, bị tiểu đường ở giai đoạn thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, hoặc đái tháo đường loại 2 sau sinh.
Đối với thai nhi, có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, sinh non, suy hô hấp, hạ đường máu, khi lớn trẻ có thể bị béo phì hoặc đái tháo đường loại 2.
Hãy tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất
Dấu hiệu nhận biết các loại tiểu đường như thế nào?
Tiểu đường loại 1
Dấu hiệu nhận biết đã mắc phải tiểu đường type 1 là tăng khát và đi tiểu, cảm thấy đói liên tục, giảm cân, mờ mắt, cơ thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi. Đối tượng chủ yếu của tiểu đường type 1 là trẻ em và thiếu niên.
Tiểu đường loại 2
Tiểu đường type 2 thường gây cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên nhất là vào ban đêm, khát bất thường, giảm cân, mờ thị lực, nhiễm trùng thường xuyên và thương chậm lành. Đối tượng thường thấy nhất của loại này là người lớn, người cao tuổi.
Tiểu đường loại 3
Tiểu đường loại 3 chính là phụ nữ mang thai mắc phải tiểu đường. Ở loại này cũng sẽ có dấu hiệu gần giống với 2 loại trên nhưng đối tượng là phụ nữ đang mang thai.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, điểm đáng sợ nhất của nó chính là biến chứng của bệnh. Tại bất cứ thời điểm nào, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hoặc bạn mắc phải các chứng như tê bì chân tay, đau đầu, khát nước, đói liên tục, ăn nhiều mà vẫn gầy,... thì có thể chúng là biến chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường.
Vậy nên để phân biệt rõ ràng mình mắc phải loại bệnh tiểu đường nào, mức độ nặng hay nhẹ thì hãy đến bệnh viện chuyên khoa để khám. Khi phát hiện ra dấu hiệu thì hãy làm các xét nghiệm để có được chẩn đoán chính xác nhất bằng kỹ thuật, và điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh đái thái đường
Để việc chữa bệnh đái tháo đường đạt hiệu quả, hãy tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt.
Điều trị bằng chế độ vận động
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và 2 nên rèn luyện thân thể thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3 - 5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần.
Điều trị bằng chế độ ăn uống
Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Cần đảm đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Điều trị bằng thuốc
Tùy theo bệnh nhân thuộc loại tiểu đường 1 hay 2 mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc điều trị khác nhau và liều lượng khác nhau. Thông thường với tiểu đường loại 1 sẽ điều trị tại nhà bằng Insulin, được dùng bằng cách tiêm dưới da hoặc bơm Insulin. Liều lượng Insulin được điều chỉnh dựa trên việc đo lượng đường trong máu được thực hiện trong ngày.
Bệnh đái tháo đường type 2, cần phải dùng các nhóm thuốc hạ đường huyết giúp cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carb ở ruột.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ
Khi mang thai và mắc phải bệnh đái tháo đường thì người mẹ nên thực hiện những điều sau:
Kiểm tra đường huyết 4 lần hoặc hơn trong một ngày.
Khi đường không được kiểm soát tốt hãy thực hiện xét nghiệm nước tiểu tìm thể ketone.
Ăn chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng dành riêng cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Tập thể dục, vận động hàng ngày.
Thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, cân nặng và cập nhật tiến trình điều trị.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản để bạn có thể phân biệt các loại bệnh tiểu đường từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. Nhưng lời khuyên tốt nhất chính là nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, phát hiện ra bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Máy đo đường huyết Yuwell với nhiều tính năng tiện dụng sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất. Bạn có thể xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.