Nhịn ăn - sai lầm ăn kiêng tai hại ở nhiều người bệnh tiểu đường

BTV
Th 2 26/06/2023

Nhiều quan điểm cho rằng, ăn kiêng kham khổ mới là cách chữa tiểu đường hiệu quả. Có nhiều người thậm chí còn nhịn ăn để giảm béo, giảm calories và nghĩ vậy sẽ giảm đường. Thế nhưng đó chính là sai lầm tai hại nhất mà người bệnh đang mắc phải.

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính mà hầu hết chúng ta đều có nguy cơ mắc phải nhất hiện nay, và trên thục tế đã hơn tám triệu người Việt Nam đang phải sống chung với bệnh. Do đó, nhiều người cố gắng kiểm soát bệnh bằng cách nhịn ăn khi thấy đường huyết tăng cao, bởi cho rằng cách này sẽ giúp duy trì sự khỏe mạnh khi sống cùng bệnh. Thế nhưng cách làm này liệu có đúng không?

Nhịn ăn liệu có kiểm soát đường huyết?

Kiểm soát tiểu đường bằng cách nhịn ăn có đúng không?

Trên nguyên tắc, nếu suy nghĩ một cách đơn giản, muốn đường huyết không tăng thì sẽ nhịn ăn, tuy nhiên, đó không phải là hành vi hợp lý. Bởi cơ thể luôn cần năng lượng, trong đó có những cơ quan quan trọng chỉ dùng đường để chuyển hóa như não, hồng cầu… Do vậy, cơ thể luôn phải có một lượng đường để hoạt động, tồn tại, chuyển hóa.

Có những người đái tháo đường type 2 chỉ cần ăn uống và luyện tập đúng cách, đường huyết cũng ổn định, nghĩa là khi ăn lượng đường vừa đủ với nhu cầu của cơ thể và tăng cường sử dụng hiệu quả của insulin bằng cách luyện tập thì đường huyết sẽ ổn định. Tuy nhiên, nếu nhịn ăn hoặc hoàn toàn không ăn, hoặc chỉ ăn chất đạm sẽ dẫn đến thiếu đường cho quá trình chuyển hóa quan trọng các chất đường, đạm… thành các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu kéo dài tình trạng này, cơ thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, hạ đường huyết, suy giảm hoạt động trí tuệ, thể chất…

Bên cạnh đó, lượng đường tăng lên trong máu khi ăn thực phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng ăn vào (có thể thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng ăn ít thì sẽ không tăng đường huyết bằng thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình nhưng ăn nhiều), hay ăn chung đường với thực phẩm khác, hoặc tùy vào khả năng hấp thu của từng người.

Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường không chỉ đơn thuần là đưa trị số đường huyết về bình thường (bằng cách nhịn ăn) mà còn phải giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được đường để có năng lượng hoạt động. Do đó, để đường huyết kiểm soát tốt, không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, luyện tập quá nhiều mà cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, uống thuốc đầy đủ và sử dụng thêm các thảo dược phù hợp vừa giúp giảm lượng đường trong máu vừa đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường, do đó nhịn ăn luôn là sai lầm tai hại

Những tác hại của nhịn ăn đối với cơ thể người bệnh tiểu đường

Khá nhiều người thường có suy nghĩ “nhịn ăn để giảm đường nhanh” nhưng lại không biết rõ tác hại về sau của thói quen này. Vô tình thói quen nhịn ăn quá thường xuyên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ về sau.

  1. Hạ đường huyết quá mức

Đường huyết là sản phẩm của quá trình phân hủy carbohydrate trong thức ăn nên nó sẽ biểu hiện rõ mức glucose có trong máu của bạn. Nó cũng giống như một loại nhiên liệu giúp các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động bình thường. Do đó, nếu thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá ít thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng và khiến bạn rơi vào trạng thái chóng mặt, mất cân bằng, thậm chí có thể hôn mê.

Nhịn ăn kéo dài sẽ làm hạ đường huyết

  1. Bật chế độ “cuồng ăn” sau đó

Đây là tác hại đầu tiên của nhịn ăn. Khi bạn đột nhiên ăn kiêng quá mức, cơ thể không kịp thời thích ứng với việc bị mất nguồn năng lượng. Thêm nữa, nhịn ăn khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng. Thậm chí, “đồ ăn, thức uống, thực phẩm” trở thành những từ cấm kỵ đối với bạn.

Khi cơ thể thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng do quá trình nhịn ăn kéo dài, nó sẽ truyền tín hiệu đến não để “hối thúc” bạn nạp lượng calo cần thiết. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không thể nhịn nỗi nữa, sau đó ăn rất nhiều, thậm chí là bạn sẽ thấy luôn đói bụng và ăn không ngừng. Điều này gây nên chứng “cuồng ăn” kéo dài làm bạn khó kiểm soát và song song với điều đó, đường huyết sẽ tăng không ngừng.

  1. Tâm trạng tiêu cực, căng thẳng kéo dài

Glucose là nguồn năng lượng chính cho giúp não bộ kiểm soát tâm trạng. Khi bạn bỏ bữa, cơ thể không tổng hợp đủ glucose từ thức ăn, não bộ nhận ít năng lượng hơn. Đó là lý do lúc đói bạn cũng dễ cáu gắt, khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng biết rằng, căng thẳng kéo dài chính là tác nhân gây ra tăng huyết áp. Vì vậy, nhịn ăn có thể khiến bạn vừa sống chung với bệnh tiểu đường lại phải “gồng gánh” thêm bệnh tăng huyết áp trong tương lai.

Nhịn ăn thường xuyên làm bạn dễ cáu gắt

  1. Suy giảm trí nhớ

Chất béo chính là nguồn năng lượng thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Cho nên, việc nhịn ăn các chất béo, đường, tinh bột cũng khiến cơ thể không có đủ chất, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ với triệu chứng rõ ràng nhất là chứng hay quên xuất hiện.

  1. Đau dạ dày

Việc nhịn ăn là một cách để bạn phải đối mặt với bệnh dạ dày. Khi đến giờ ăn, dạ dày đang yêu cầu bạn phải nạp thức ăn vào, thế nhưng bạn hoàn toàn “bỏ mặc” chúng thì hậu quả của việc bạn ăn sau đó sẽ khiến chúng “biểu tình” một cách nặng nề hơn. Về lâu dài, chức năng co bóp của dạ dày sẽ hoàn toàn bị suy giảm và bệnh dạ dày sẽ sớm xuất hiện.

Người tiểu đường nhịn ăn sẽ bị đau dạ dày

  1. Nhịn ăn làm rối loạn giấc ngủ

Tác hại cuối cùng của nhịn ăn chính là việc ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Khi dạ dày không có gì là lúc các dưỡng chất không được bổ sung vào cơ thể gây mất cân bằng vitamin, kéo theo chậm quá trình sinh lý khiến cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, đi ngủ khi bụng đang kêu réo liên hồi có thể dẫn đến triệu chứng đầy hơi, khó chịu khiến bạn ngủ không được sâu giấc, mất ngủ nhiều ngày.

Thông qua những điều trên, bạn đã thấy rõ được tác hại của việc nhịn ăn chưa? Kiểm soát đường huyết là điều mà bất kì bệnh nhân tiểu đường nào cũng muốn, thế nhưng không phải là cách ăn kiêng quá mức và bỏ bữa hàng ngày. Việc người bệnh tiểu đường cần làm cho chế độ ăn của mình là bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, tuân theo lời khuyên của của các chuyên gia dinh dưỡng. Vì chỉ khi bạn thực sự khỏe mạnh thì bạn mới có thể sống an toàn cùng bệnh tiểu đường.