Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp

BTV
Th 7 16/12/2023

Nhiều người không biết rằng, mất ngủ có thể gây tăng huyết áp đối với người bình thường và làm trầm trọng thêm bệnh cho những đối tượng huyết áp cao. Vậy rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng như thế nào? Mối liên hệ nào giữa giấc ngủ và bệnh tăng huyết áp?

Sau Covid – 19, tình trạng mất ngủ thường xuyên xuất hiện ở nhiều người, hay còn được gọi là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất người bệnh, trong đó phải kể đến bệnh tăng huyết áp. Cùng Yuwell Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau.

Mất ngủ có tăng huyết áp không?

Như thế nào được gọi là rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh biểu hiện dưới ba hình thái chủ yếu là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ. Dưới áp lực của đời sống hiện đại khiến bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến.

Rối loạn giấc ngủ thưởng biểu hiện dưới 3 hình thái chủ yếu là chứng mất ngủ, chứng ngủ nhiều và tình trạng rối loạn nhịp thức ngủ.

  1. Chứng mất ngủ

Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu.

Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Được gọi là rối loạn giấc ngủ khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng. Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn.

  1. Chứng ngủ nhiều

Ngủ nhiều được chia làm ba loại chính là ngủ rũ, ngủ nhiều nguyên phát và hội chứng ngừng thở khi ngủ.

– Ngủ rũ là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân đi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động, trừ lúc ăn uống hay vệ sinh.

– Trong chứng ngủ nhiều nguyên phát, ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn ngủ và hay ngủ gật. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này. Tình trạng ngủ nhiều tồn tại ít nhất từ một tháng trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

– Hội chứng ngừng thở khi ngủ có biểu hiện là ngừng hô hấp khoảng 20-40 giây trong khi ngủ. Hội chứng ngừng thở gây giảm bão hòa ôxy và tăng nồng độ carbonic trong máu, làm bệnh nhân có nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm.

  1. Rối loạn nhịp thức ngủ

Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và của người thường. Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên.

Chính vì vậy mà giấc ngủ ngắn, không sâu, bệnh nhân cảm thấy không thỏa mãn. Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tố tâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hoặc di truyền.

A person lying in bed with her face covered with her hands

Description automatically generated

Rối loạn giấc ngủ có thể do di truyền yếu tố tâm lý căng thẳng

Mối liên quan giữa rỗi loạn giấc ngủ và tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm rối loạn giấc ngủ

Tăng huyết áp thường gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó chịu khiến người bệnh khó vào giấc, trằn trọc trong đêm và hậu quả là thiếu ngủ, mất ngủ. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không được nghỉ ngơi lại làm cho huyết áp tăng lên “chóng mặt” và rồi lại mất ngủ. Càng không ngủ được, huyết áp càng tăng cao, hoạt động của tim vì thế cũng ảnh hưởng nhiều. Do đó, người rối loạn giấc ngủ thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và nguy cơ tai biến cao hơn. Bên cạnh đó, khi huyết áp tăng cao sẽ thường xuyên rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc, buổi sáng thường thức dậy sớm nhưng ban ngày hay buồn ngủ, ngủ gật).

Rối loạn giấc ngủ gây tăng huyết áp

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như do tác động xấu tâm lý (về hưu, mất việc làm, đổi chỗ ở, ly dị, nhà ở chất chội, hay có cãi vã trong gia đình, hàng xóm…). Hoặc mất ngủ do mắc bệnh trầm cảm hoặc do bị bệnh mạn tính (đau xương khớp, viêm đường tiết niệu phải đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, do bệnh tim, bệnh hen suyễn…). Trong đó có bệnh tăng huyết áp làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Bởi vì, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ngủ không đủ thời gian cần thiết sẽ ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy calo, do đó sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì. Họ thấy rằng những phụ nữ nếu ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm nguy cơ tăng cân là rất thấp. Nhưng ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng bị béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng mỡ máu, từ đó sẽ làm xơ vữa động mạch gây bệnh tăng huyết áp.

Từ đó cho thấy, tăng huyết áp và mất ngủ cứ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Kéo dài sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy về sau.

A diagram of a company

Description automatically generated

Rối loạn giấc ngủ cho thể gây ảnh hưởng tim mạch, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ

Lời khuyên của chuyên gia

Để tình trạng rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp không đồng hành cùng nhau, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng thì chúng ta phải:

  • Kiểm soát được huyết áp của mình hoặc người nhà của mình. Để làm tốt điều này cần đo huyết áp bằng máy đo huyết áp hàng ngày hoặc vài ngày một lần (tất nhiên phải biết đo huyết áp, nếu không biết đo huyết áp phải đến cơ sở y tế gần nhất, tin cậy nhất), trước khi đo huyết áp người bệnh nghỉ ngơi, thoải mái, không lo lắng, buồn phiền gì ít nhất từ 15 - 20 phút, không uống rượu, bia, cà phê, trà đặc hoặc không hút thuốc, chưa ăn uống gì.
  • Cần khám bệnh định kỳ để ngoài việc được kiểm tra huyết áp còn được xét nghiệm các chỉ số về mỡ máu, chức năng gan, siêu âm…
  • Cần uống thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không được bỏ thuốc, không tự động thay đổi liều lượng hoặc không tự động thay thuốc.
  • Nên vận động cơ thể hàng ngày để khí huyết lưu thông và tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ.
  • Cần có chế độ ăn, uống hợp lý.
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Thường xuyên giữ tâm lý thoải mái, thật kiềm chế khi có tác động tâm lý (hờn dỗi, mắng, chửi…).

A person and person running

Description automatically generated

Chăm sóc tốt sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn

Ở lứa tuổi từ trung niên trở lên, đặc biệt là người cao tuổi, tăng huyết áp có thể làm rối loạn giấc ngủ và ngược lại. Chính vì thế, tập luyện một thói quen tốt cho giấc sẽ giúp bệnh tăng huyết áp được kiểm soát, và lưu ý cân bằng chỉ số huyết áp chính là cách giúp bạn ngủ ngon. Hy vọng bạn sẽ khỏe hơn nhờ bài viết này!