Huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Chieu Dang
Th 4 10/08/2022

Tăng huyết áp trong thai kỳ là một bệnh lý thường xảy ra và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khá nghiêm trọng cho cả mẹ và bé trong lúc mang thai lẫn sau khi sinh. Nếu không phát hiện sớm, kiểm soát huyết áp và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để biết huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào nhé.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tình trạng tăng huyết áp trong thai kỳ sẽ dựa trên trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Với mức độ nhẹ sẽ có chỉ số 140-159/90-109 mmHg và mức độ nặng chỉ số sẽ ≥ 160/110mmHg.

Tăng huyết áp thai kỳ bao gồm các thể sau:

  • Tăng huyết áp mạn tính: xuất hiện trước hoặc trong tuần 20 của thai kỳ và tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.

  • Tăng huyết áp thai kỳ: gặp phải sau tuần 20 của thai kỳ.

  • Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm.

  • Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đạm.

  • Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: tình trạng này là khi bác sĩ đo huyết áp lúc lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định. Nếu gặp tình trạng này mẹ bầu cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.

Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Nguyên nhân tăng huyết áp khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp cao ở phụ nữ mang thai. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Phụ nữ mang thai khi trên 35 tuổi.

  • Mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì.

  • Người thường hút thuốc, uống rượu và ít hoạt động cải thiện thể chất.  

  • Người mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp trong thai kỳ.

Ngoài ra, trong kỳ thai nghén hoặc mang song thai, đa thai, thụ tinh trong ống nghiệm cũng dễ mắc bệnh này. 

Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ

Mỗi một phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ khác nhau, nhưng cũng có thể là hoàn toàn không có triệu chứng. Thông thường sẽ có triệu chứng như:

  • Cao huyết áp.

  • Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu .

  • Bị phù, sưng.

  • Bị tăng cân đột ngột.

  • Thị giác nhìn thấy hơi mờ hoặc nhìn ra hình đôi. 

  • Buồn nôn, ói mửa.

  • Đau bụng bên phải hoặc đau thượng vị.

  • Đi tiểu ít.

Huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không? 

Huyết áp cao khi mang thai dễ gây ra các biến chứng cho người mẹ như tiền sản giật và Hội chứng HELLP.

Tiền sản giật

Tiền sản giật với những cơn co giật có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan của mẹ bé, bao gồm não và thận. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong. 

Vì tiền sản giật có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên khi đi khám thai hãy báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào. 

Nếu không kiểm soát được tình trạng cao huyết áp kịp thời sẽ gây nên tiền sản giật

Hội chứng HELLP

Hội chứng này là chứng tan máu, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp. Tình trạng này có thể là biến chứng của tiền sản giật, rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. 

Ngoài ra, huyết áp cao khi mang thai cũng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thai nhi, nặng hơn có thể gây bong nhau thai, sinh non.

Nên làm gì nếu bị huyết áp cao khi mang thai?

Trước khi mang thai

Nếu bạn có tiền sử cao huyết áp và muốn mang thai hãy đến gặp bác sĩ để nói rõ về tình trạng sức khỏe và kế hoạch mang thai của bạn. Ngoài ra cần chú ý thực hiện cách để giữ cân nặng hợp lý thông qua ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Trong khi mang thai

Trong khi mang thai nếu bị cao huyết áp, các mẹ bầu cần được bác sĩ khám cùng tư vấn về các loại thuốc cho thai kỳ để đảm bảo an toàn. Hãy nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc. Bên cạnh đó là theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên, nếu huyết áp cao hơn bình thường hoặc nếu có các triệu chứng của tiền sản giật hãy đến bệnh viện để khám ngay.

Sau khi sinh

Sau khi sinh rồi các mẹ cũng nên chú ý huyết áp vì cao huyết áp không chỉ nguy hiểm trong thời gian thai kỳ mà thai phụ có nguy cơ cao bị đột quỵ và các vấn đề khác sau khi sinh. 

Hãy thăm khám thường xuyên và báo ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường

Cách ngăn ngừa cao huyết áp khi mang thai

Để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp khi mang thai, các chị em phụ nữ khi mang thai nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày.

Khi mang thai, nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ bầu nên tránh xa các chất béo bão hòa, muối, đường trong chế biến thức ăn và nên uống nhiều nước.

Mẹ bầu khi mang thai không nên sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, uống rượu để tránh gây tăng huyết áp cũng như gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên thư giãn, thoải mái nhiều hơn, tránh căng thẳng, khiến huyết áp cao khó kiểm soát hơn. Bên cạnh đó hãy khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và báo ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Hãy trang bị cho gia đình mình máy đo huyết áp Yuwell với tính năng hiện đại, tiện dụng để có thể dễ dàng theo dõi chỉ số huyết áp của mẹ bầu và những thành viên trong gia đình mình. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy đo huyết áp để bạn lựa chọn theo nhu cầu của mình. Bạn có thể tham khảo thêm về thông tin của máy đo huyết áp Yuwell tại đây để chọn lựa.