Hội chứng suy hô hấp và những điều bạn cần phải biết

BTV
Th 5 09/02/2023

Suy hô hấp là căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến trong thời gian gần đây. Không chỉ người già, người trẻ và ngay cả trẻ em trong độ tuổi nhỏ nhất cũng phải chú ý và đề phòng căn bệnh quái ác này. Vậy làm sao để đề phòng? Đâu là giải pháp phù hợp?

Trong những ngày qua, báo đài liên tục điểm tin về suy hô hấp. Điển hình nhất còn có nhiều nạn nhân đột tử cũng chỉ vì căn bệnh này. Nguyên nhân từ đâu và triệu chứng nhận biết như thế nào? Mời các bạn cùng Yuwell Việt Nam tìm hiểu nhé.

Background pattern

Description automatically generated

Suy hô hấp là bệnh phổ biến nhất hiện nay

Suy hô hấp là gì (1)?

Suy hô hấp (hội chứng suy phổi) nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Suy hô hấp (tiếng Anh là Respiratory Failure) là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy, hoặc sự tích tụ quá nhiều carbon dioxide làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô.

Hội chứng này được chia ra làm 2 loại cấp tính và mãn tính. Thông thường khi nhắc tới tình trạng suy phổi này, tức là người ta muốn nhắc tới tình trạng cấp tính. Về mặt thực hành, suy hô hấp được định nghĩa bởi PaO2 (áp lực riêng khí oxy trong động mạch) < 60mmHg và/hoặc PaCO2 (áp lực riêng khí carbon dioxide trong động mạch) > 50mmHg.

Nguyên nhân gây nên hội chứng suy hô hấp

Các tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp của bạn có thể gây suy hô hấp. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh, xương hoặc các mô hỗ trợ hô hấp, hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Những tình trạng này bao gồm:

  • Các bệnh ảnh hưởng đến phổi chẳng hạn như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), xơ nang, viêm phổi, thuyên tắc phổi và COVID-19.
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ kiểm soát hô hấp, chẳng hạn như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), chứng loạn dưỡng cơ, chấn thương tủy sống và đột quỵ.
  • Các vấn đề với cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống (một đường cong ở cột sống). Chúng có thể ảnh hưởng đến xương và cơ được sử dụng để thở.
  • Tổn thương các mô và xương sườn xung quanh phổi. Một chấn thương ở ngực có thể gây ra tổn thương này.
  • Sử dụng quá liều ma túy hoặc rượu.
  • Các chấn thương do hít phải các chất độc hại, chẳng hạn như hít phải khói (từ đám cháy), hóa chất hoặc khói độc hại.

Suy hô hấp xảy ra đối với những người mắc phải COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), xơ nang, viêm phổi, thuyên tắc phổi và COVID-19

Các đối tượng có khả năng bị hội chứng suy hô hấp

Suy hô hấp thường là biến chứng của tình trạng khác. Những đối tượng có nhiều khả năng bị bệnh bao gồm:

  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Hút thuốc lá
  • Bị bệnh phổi mãn tính
  • Có lịch sử nghiện rượu.

Bệnh suy hô hấp có thể là tình trạng nghiêm trọng hơn đối với những người:

  • Bị sốc với chất độc
  • Lớn tuổi
  • Có suy gan
  • Có tiền sử nghiện rượu.

Tuy nhiên hiện nay, sau đại dịch Covid – 19, bất kỳ đối tượng nào cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng nhiều về các chức năng phổi, do đó việc thăm khám định kỳ là điều nên làm với tất cả chúng ta.

Một số triệu chứng điển hình của suy hô hấp (2)

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, triệu chứng của suy phổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh; nồng độ oxy, carbon dioxide trong máu và quá trình tiến triển bệnh. Người bệnh có thể gặp các dấu hiệu bệnh ban đầu như khó thở hoặc thở nhanh, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Trường hợp do thiếu oxy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:

  • Cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, lên xuống cầu thang…
  • Khó thở, luôn có cảm giác thiếu không khí để hít thở;
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ;
  • Ngón tay, ngón chân và môi xanh xao, nhợt nhạt.

Khi nồng độ carbon dioxide trong máu tăng cao, người bệnh có thể có các triệu chứng:

  • Nhìn mờ, thị lực giảm sút;
  • Đau đầu, lú lẫn;
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh.

Một số người bệnh có thể gặp triệu chứng của thiếu oxy và dư thừa carbon dioxide tăng cao cùng lúc.

Trẻ sơ sinh bị suy giảm các chức năng của phổi có thể có các triệu chứng như thở nhanh, da và môi trẻ xanh xao và có hiện tượng kéo cơ ở giữa các xương sườn khi thở.

Có nhiều người sẽ có tình trạng thiếu oxy và dư thừa carbon dioxide cùng lúc

Quá trình thăm khám, chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp

Thông qua các triệu chứng, người bệnh suy hô hấp cần tiến hành thăm khám với bác sĩ. Để chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ tổn thương hệ hô hấp, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử của người bệnh, hỏi han các triệu chứng, thăm khám sức khỏe và yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp kiểm tra cận lâm sàng cần thiết. (3)

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh theo nhiều cách khác nhau. Không có một xét nghiệm đặc thù nào để chẩn đoán tình trạng này. Nếu nghi ngờ bạn bị suy hô hấp, bác sĩ sẽ đo huyết áp, tiến hành khám thực thể và thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT
  • Phết cổ họng và mũi
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Kiểm tra đường hô hấp

Huyết áp thấp và oxy trong máu thấp có thể khiến bác sĩ nghi ngờ suy hô hấp. Điện tâm đồ và siêu âm tim có thể được sử dụng để loại trừ tình trạng tim. Nếu chụp X-quang ngực hoặc chụp CT cho thấy các túi khí chứa đầy dịch trong phổi, bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra, sinh thiết phổi cũng có thể được tiến hành nếu cần.

Một số phương pháp thông thường để điều trị bệnh suy hô hấp, bao gồm:

  • Liệu pháp oxy: Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn oxy bằng cách đưa không khí vào phổi và giảm chất lỏng trong túi khí.
  • Áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP): Bác sĩ có thể giúp bạn thở bằng kỹ thuật được gọi là áp lực dương cuối kỳ thở (PEEP).
  • Kiểm soát lượng nước uống.
  • Thuốc: Những người bị suy hô hấp thường được cho dùng thuốc để đối phó với các tác dụng phụ. Chúng bao gồm các loại thuốc sau đây:
  • Thuốc giảm đau giảm sự khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.
  • Corticosteroid điều trị nhiễm trùng.
  • Chất làm loãng máu phòng ngừa cục máu đông trong phổi hoặc chân.
  • Phục hồi chức năng phổi: Bệnh nhân hồi phục sau khi bị suy hô hấp có thể cần phục hồi chức năng phổi. Đây là cách để làm mạnh hệ hô hấp và tăng khả năng thở của phổi.

Liệu pháp oxy là phương pháp đầu tiên được áp dụng khi bệnh nhân mắc phải hội chứng suy hô hấp

Phòng ngừa suy hô hấp

Trên thực tế, không có cách nào để ngăn ngừa suy hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện một số điều sau đây:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nhanh chóng cho bất kỳ chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tật nào.
  • Ngưng hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động.
  • Bỏ rượu. Uống rượu mãn tính có thể làm tăng nguy cơ tử vong và hạn chế chức năng hoạt động của phổi.
  • Hãy chủng ngừa cúm hàng năm và chủng ngừa viêm phổi mỗi 5 năm. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi.

Mua máy tạo oxy để dự phòng trong nhà cũng là cách hữu hiệu để phòng ngừa và hỗ trợ ngay tại thời điểm bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp.

Máy tạo oxy Yuwell là thiết bị y tế sử dụng để phân tách oxy tinh khiết từ không khí với đầu ra đạt ngưỡng 90 - 95%. Sau đó, máy sẽ cung cấp oxy cho bệnh nhân mà không cần dùng đến oxy hóa lỏng hay bình oxy.

Cung cấp oxy cho bệnh nhân có thể hỗ trợ điều trị tim mạch, hệ hô hấp, chẳng hạn như bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, phục hồi chức năng và tình trạng thiếu oxy.

Máy tạo oxy là một trong những giải pháp cho người bị suy hô hấp

Suy hô hấp là một hội chứng liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp, vì vậy để phòng tránh được bệnh cần phải từ bỏ các thói quen không tốt, những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh về đường hô hấp. Nếu có bất kì vấn đề gì cảm thấy không ổn như khó thở, tim đập nhanh, cơ thể tím tái… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng bệnh trở nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.