Hen suyễn – căn bệnh có thể gây đột tử bất cứ lúc nào
BTV
Th 4 29/03/2023
Hen suyễn là bệnh không để lại nhiều biến chứng nhưng khi lên cơn hen, nếu không ứng cứu kịp thời, bệnh sẽ trở thành nguyên nhân khiến con người đột tử. Vậy giải pháp đề phòng như thế nào cho đúng cách? Mời theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp đường thở. Bệnh lý này phổ biển ở trẻ em nhưng cũng có trường hợp khởi phát ở tuổi trưởng thành.
Bệnh hen suyễn có thể gây nguy hiểm nếu không ứng cứu kịp thời
Tìm hiểu chung
Hen suyễn là gì?
Suyễn là một trong những bệnh hô hấp khi đường hô hấp bị viêm mãn tính. Tình trạng viêm dẫn đến co thắt đường dẫn khí, làm giảm lượng không khí đi vào phổi khiến người bệnh hô hấp khó khăn hơn. Hen suyễn là bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì có khả năng cao bạn cũng sẽ bị mắc bệnh.
Bệnh hen suyễn có hai loại chính, gồm:
- Hen phế quản không dị ứng: Loại hen phế quản này không gây bộc phát phản ứng dị ứng
- Hen phế quản: Loại hen phế quản này là một phần của phản ứng dị ứng, xảy ra khi hít phải các chất gây dị ứng như: lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn, phấn hoa, nước hoa.... Những yếu tố này cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cản trở hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn
Một số yếu tố được cho là sẽ làm tăng khả năng mắc phải bệnh này, bao gồm:
- Có tiền sử gia đình bị hen suyễn, như cha, mẹ, anh chị em mắc bệnh
- Mắc phải một số tình trạng dị ứng khác, như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng…
- Thừa cân
- Hút thuốc
- Tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên
- Tiếp xúc với khói thải hoặc các tác nhân gây ô nhiễm khác
- Tiếp xúc với một số tác nhân do liên quan đến nghề nghiệp, như hóa chất công nghiệp
Các dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và khi diễn tiến nặng thường có những biểu hiện như thế nào? Thông thường khi xuất hiện cơn hen suyễn nặng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu dưới đây:
- Khó thở liên tục, không nằm được mà phải ngồi ngả ra trước để thở.
- Phổi xuất hiện nhiều ran rít hai phổi, đặc biệt là hít vào và thở ra.
- Thở nhanh.
- Tụt SpO2 < 90%.
- Nhịp tim nhanh.
- Nói từng từ (khó nói, khó ho).
- Tinh thần bị kích thích.
- Vã mồ hôi.
- Tím tái.
- Co kéo các cơ hô hấp phụ: cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ cánh mũi.
- Xuất hiện dấu hiệu suy tim phải hoặc huyết áp tăng bất thường.
Các dấu hiệu trên đều là những triệu chứng của bệnh hen nặng và nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu này cần được đi cấp cứu ngay lập tức để tránh những hậu quả xấu xảy ra.
Triệu chứng hen suyễn
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Các cơn hen suyễn nặng có khả năng gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi thấy triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bao gồm:
- Cảm thấy khó thở nhanh chóng
- Triệu chứng không cải thiện ngay cả khi đã sử dụng các ống hít giúp cắt cơn tức thời
- Thở hụt hơi, hơi thở ngắn ngay cả khi thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng
Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu:
- Nghi ngờ bản thân mắc bệnh hen phế quản. Việc xác định và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương lâu dài ở phổi và giúp bệnh tình không trở nặng theo thời gian.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ sau khi được chẩn đoán. Kiểm soát tốt hen suyễn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe lâu dài, ngăn ngừa bùng phát cơn hen nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận thấy các triệu chứng nặng dần lên hoặc cần phải sử dụng thuốc hít cắt cơn thường xuyên hơn.
Lưu ý, bạn không nên quá lạm dụng thuốc trị hen suyễn mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Bạn cũng cần tái khám định kỳ để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hen suyễn hiện tại.