Đường huyết cao, làm sao để hạ?

BTV
CN 03/12/2023

Đường huyết cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, thận và các cơ quan đích khác. Làm thế nào để hạn chế quá trình tăng lên không hạ của đường huyết? Làm sao để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Đường huyết cao làm hỏng các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Lượng đường trong máu càng cao và sống với nó càng lâu, nguy cơ biến chứng càng nguy hiểm. Vậy để giảm thiểu điều này, chúng ta cần phải làm gì? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.

Đường huyết tăng cao?

Đường huyết cao là bao nhiêu?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường. Các tế bào sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể nhưng để cơ thể sử dụng được đường, cần phải có mặt insulin.

Ở người bệnh tiểu đường Type 2, thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều dẫn tới đường máu tăng cao.

Bảng chỉ số đường huyết cao:

Đối tượng

Đường huyết lúc đói

Đường huyết sau ăn

Chỉ số HbA1c

Người mới mắc

≥ 7 mmol/L hoặc ≥ 126 mg/dL

≥ 10 mmol/L hoặc ≥ 180mg/dL

≥ 6,5%

Người mắc lâu năm hoặc đã có biến chứng trên thận, tim mạch

≥ 8,5 mmol/L hoặc ≥ 153 mg/dL

180 mg/dL

≥ 8%

 

Bảng chỉ số đường huyết cao

Nguyên nhân đường huyết tăng cao

Một số nguyên nhân dẫn đến đường huyết cao, cụ thể như sau:

  • Ăn uống bất hợp lý

Nếu bạn ăn uống vô độ thì đây cũng là những lý do làm đường huyết tăng cao bất thường.

  • Không dùng thuốc hạ đường huyết

Nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết vì lo sợ tác dụng phụ hoặc chủ quan không theo chỉ định bác sĩ. Chính điều này đã khiến cho đường huyết tăng cao, dẫn đến tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.

  • Hiếm khi vận động

Lối sống ít vận động và thường xuyên ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng tình trạng kháng insulin.

  • Thường xuyên bị stress:

Tình trạng lo lắng, bồn chồn, cáu gắt… có thể dẫn đến bị stress nặng khiến cho đường máu tăng cao.

  • Mất ngủ liên tục

Khi bạn ngủ không đủ giấc, không ngon giấc, mất ngủ thường xuyên… sẽ dễ khiến cơ thể bị căng thẳng, dẫn tới làm tăng lượng đường trong máu.

  • Nhiễm khuẩn, viêm nhiễm

Nếu người bệnh bị nhiễm trùng (đường tiểu, răng miệng…) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp, vết thương, vết loét trên da, đường huyết cũng bị tăng cao.

  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Thuốc điều trị cảm cúm, thuốc ngừa thai, thuốc chống viêm corticoid… có thể làm tăng đường huyết nếu dùng dài ngày.

Đường huyết cao có thể là do béo phì

Lượng đường huyết cao ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Glucose sẽ được xem là nguồn nhiên liệu bổ dưỡng đối với tất cả các tế bào trong cơ thể nếu nó luôn ở trong mức bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành một loại “chất độc” tác dụng chậm nếu lượng đường huyết cao kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Khi đường huyết tăng cao, chúng có thể làm giảm khả năng sản xuất ra các hormone insulin của tuyến tụy. Lâu dần, tuyến tụy có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu, hay còn gọi là xơ vữa động mạch.

Thực tế, lượng đường cao trong máu có thể làm tổn thương đến bất kỳ bộ phần nào của cơ thể. Khi các mạch máu bị hỏng sẽ dẫn đến những vấn đề sau:

  • Đột quỵ
  • Bệnh thận, suy thận
  • Đau tim
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Mất thị lực hoặc mù lòa
  • Rối loạn cương dương
  • Máu lưu thông kém đến chân và bàn chân
  • Dây thần kinh bị tổn thương (bệnh thần kinh), gây đau, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay
  • Khả năng tự chữa lành vết thương chậm, trong một số trường hợp hiếm gặp phải cắt cụt chi

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này, bạn hãy cố gắng kiểm soát lượng đường huyết của mình gần với mức bình thường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, những người mắc bệnh tiểu đường nên duy trì chỉ số đường huyết ở mức 70 – 130 mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL sau bữa ăn.

Đường huyết cao có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm

Kiểm soát đường huyết bằng cách nào?

Để giữ cho lượng đường trong máu của mình ở mức bình thường, bạn nên thực hiện theo một số biện pháp sau đây:

  • Đo đường huyết mỗi ngày và ghi chú lại

Người bị bệnh tiểu đường muốn kiểm soát được chỉ số đường huyết, việc đầu tiên là phải đo đường huyết mỗi ngày bằng máy đo đường huyết. Ghi chú theo lại theo từng khung giờ và luôn cân nhắc lại quá trình sinh hoạt nếu chỉ số thay đổi liên tục.

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Bao gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại trái cây, uống nhiều nước, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, ăn ít đường và muối.

  • Giữ tinh thần thoải mái

Sự căng thẳng cũng là một tác nhân làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, thường xuyên tập thể dục và từ bỏ hút thuốc để nâng cao sức khỏe.

  • Sử dụng thuốc

Trong trường hợp bạn phải sử dụng thuốc để điều trị tiểu đường, bạn cần phải uống thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Tránh việc bỏ thuốc giữa chừng, hoặc uống thuốc không đúng liều lượng, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

  • Kết hợp thảo dược

Khởi nguồn từ những bài thuốc dân gian truyền miệng, các nhà khoa học đã phát hiện ra lợi ích của một số loại thảo dược truyền thống giúp chữa tiểu đường không dùng thuốc như giảo cổ lam, dây thìa canh… Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các bệnh nhân tiểu đường có thể kết hợp thảo dược để duy trì mức đường huyết ổn định cho cơ thể.

Máy đo đường huyết Yuwell

Kết quả chẩn đoán đường huyết cao từ quá trình thăm khám sức khỏe tuy hơi đáng lo ngại, song nếu bạn biết cách kết hợp đúng các phương pháp điều trị thì hoàn toàn có thể giảm được. Đừng quên đo đường huyết mỗi ngày và duy trì lối sống lành mạnh, vì đây chính là chìa khóa vàng giúp bạn giảm đường huyết lâu dài và tăng cường hiệu quả kiểm soát chúng trong tương lai.