Chuyên mục hỏi đáp: Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
BTV
Th 4 06/12/2023
Chào chuyên gia. Tôi vừa đưa Bố mình đi khám tổng quát. Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Bố tôi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Cho tôi hỏi nếu uống thuốc và tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ thì bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không ạ?
Chào bạn,
Xin cảm ơn vì bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không là câu hỏi rất nhiều đối tượng quan tâm vì mức độ nguy hiểm của biến chứng do bệnh.
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Trước khi trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không, chúng tôi gửi đến bạn những thông tin tổng quan về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng ở nhiều cơ quan khác như: tim, gây nhồi máu cơ tim; não, gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, liệt nửa người; nguy cơ nhiễm trùng làm các vết thương lâu lành, khả năng dẫn đến hoại tử; thận, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ; mắt, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc và dẫn đến mù lòa.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới phân ra 4 loại đái tháo đường: loại 1, loại 2, các thể đặc biệt và đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, đái tháo đường loại 2 chiếm tỉ lệ cao nhất vào khoảng 85 - 95% các trường hợp, do đó, chúng tôi xin nhấn mạnh đến bệnh đái tháo đường loại 2.
Tiểu đường loại 2 đã phổ biến ở Mỹ rất nhiều năm, thường không có triệu chứng gì rõ rệt và phát triển thầm lặng trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc làm các xét nghiệm tiền phẫu khác (ví dụ: mổ sỏi thận, mổ ruột thừa, mổ u xơ tuyến tiền liệt, ung thư). Khi bệnh đã vào giai đoạn muộn, người bệnh đến khám với những triệu chứng khá rõ rệt như: ăn nhiều, uống nước nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều (thường gọi là hội chứng 4 nhiều). Đôi khi bệnh nhân cũng có những triệu chứng như: đi tiểu thấy kiến bu, bất lực trong chuyện phòng the và vết thương lâu lành.
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều nguy cơ tổn thương cho cơ thể
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Qua những thông tin về bệnh như đã nêu trên, có lẽ bạn đã nắm được triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tiếp theo, chúng tôi xin giải đáp cho phần bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?
Bạn cần biết rằng, tiểu đường là bệnh không phù hợp với khái niệm “chữa khỏi”. Lý do là, bạn có thể giảm lượng đường trong máu của mình xuống mức bình thường nếu được điều trị đúng cách, tuy nhiên nếu ngừng điều trị, lượng đường trong máu sẽ dễ dàng bị cao trở lại.
Người ta không gọi bệnh tiểu đường là “bệnh có thể phục hồi” hoặc “bệnh không thể phục hồi”. Nếu bạn tiếp tục điều trị tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu với phạm vi mục tiêu và duy trì sự ổn định đó thì bệnh nhân tiểu đường có thể ở tình trạng tương tự như một người khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.
Lời khuyên cho bạn
Qua câu chuyện của bạn, chúng tôi thấy rằng sự chẩn đoán của bác sĩ chưa thực sự rõ ràng và cũng chưa có kết quả nào xác định Bố bạn đang bị tiểu đường. Các dấu hiệu lâm sàng điển hình chỉ phần nào giúp bác sĩ chẩn đoán, nhưng khi muốn biết một người có thực sự bị tiểu đường hay không cần thực hiện các xét nghiệm quan trọng khác như HbA1c, đường huyết lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose…
Trên thực tế, có thể Bố của bạn vẫn đang ở giai đoạn nguy cơ tiền tiểu đường, do đó, bạn cần phải theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết, các dấu hiệu lâm sàng của Bố và đưa ông quay lại cơ sở y tế sau 03 tháng để xét nghiệm lần nữa. Song song với đó, bạn cần yêu cầu Bố mình thay đổi lối sống và suy nghĩ lạc quan hơn để khỏe mạnh mỗi ngày.
Cần kiểm tra và xét nghiệm để xác định cụ thể bệnh tiểu đường
Vậy câu hỏi về bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không chắc bạn đã nắm được. Bệnh không bao giờ mất đi cũng không gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể nếu bạn có một phác đồ điều trị tốt và bạn chắc chắn tuân thủ chúng nghiêm túc. Hãy bên cạnh người thân của mình ngay lúc này để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhé. Chúc gia đình bạn khỏe!