Bệnh tăng huyết áp có di truyền không?
BTV
Th 7 02/03/2024
Tăng huyết áp chưa thể có thuốc trị khỏi hoàn toàn. Để sống chung với bệnh không quá khó khăn nhưng lo lắng về biến chứng khiến người bệnh mệt mỏi. Thêm vào đó, lo lắng về việc tăng huyết áp có di truyền không cũng là vấn đề lớn của nhiều bệnh nhân.
Có thể nói tăng huyết áp là một vấn nạn trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, hơn 50% số trường hợp tăng huyết áp chưa được phát hiện và chẩn đoán phù hợp. Do đó, tình trạng biến chứng cũng dần nhanh và nhiều hơn. Liệu tăng huyết áp có di truyền không khi mức độ nguy hiểm của biến chứng ngày càng cao như vậy?
Tăng huyết áp có di truyền không?
Khái quát chung về bệnh tăng huyết áp
Trước khi biết tăng huyết áp có di truyền không, chúng ta cùng điểm qua các khái niệm về tăng huyết áp.
Tăng huyết áp (dân gian thường gọi là cao huyết áp, cao máu, tăng xông) là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người thường xuyên duy trì ở mức cao (140/90 mmHg hoặc cao hơn), gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới với gần 1 tỷ người mắc bệnh.
Trong đa phần các trường hợp, tăng huyết áp không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và người bệnh thường không biết họ bị tăng huyết áp. Chính vì vậy, nhiều người gọi tăng huyết áp là “căn bệnh giết người thầm lặng”.
Vì tăng huyết áp là căn bệnh không có triệu chứng nên cách xác định hiệu quả nhất là bạn nên đến khám ở cơ sở hay chuyên gia y tế để được đo huyết áp chính xác. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp cao hơn bình thường, bao gồm:
- Người già
- Tiểu sử gia đình
- Ít vận động thân thể
- Ăn uống không lành mạnh
- Nghiện rượu bia
- Người bị béo phì
- Người gốc Phi
Chỉ số huyết áp cao
Tăng huyết áp sẽ gây ra những bệnh liên quan nào?
Huyết áp cao đồng nghĩa với việc tim bạn phải hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này khiến cho tim ngày một yếu đi, đồng thời làm tổn hại hệ thống động mạch, tĩnh mạch cũng như các cơ quan quan trọng khác. Biến chứng của tăng huyết áp bao gồm:
- Tổn hại tim và động mạch
- Đột quỵ
- Tổn thương thận
- Mù lòa
- Rối loạn chức năng tình dục
- …
Tăng huyết áp có di truyền không?
Với những biến chứng cho tim mạch, não bộ, thận và các cơ quan khác nguy hiểm như trên, liệu tăng huyết áp có di truyền không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình. Nếu ba mẹ hay người thân trong gia đình bạn bị tăng huyết áp, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao.
- Nếu huyết áp của cả bố và mẹ đều bình thường thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp của con là 3%. Nếu bố, mẹ có một người bị bệnh cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của con là 28%. Nếu cả bố lẫn mẹ đều mắc cao huyết áp thì tỷ lệ bị cao huyết áp của con là 45%.
- Anh chị em sinh đôi, nếu một người bị cao huyết áp thì người kia cũng dễ mắc bệnh.
- Huyết áp ở trẻ sơ sinh có người mẹ mắc bệnh cao huyết áp thường cao hơn những trẻ mà mẹ có huyết áp bình thường.
- Thói quen ăn uống cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp trong gia đình.
Di truyền là yếu tố nằm ngoài khả năng của chúng ta nhưng một lối sống lành mạnh và thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn giảm hoặc kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cho bản thân và gia đình.
Tăng huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nhờ kiểm soát chỉ số huyết áp mỗi ngày
Tăng huyết áp không di truyền nhưng khả năng mắc bệnh là rất cao nếu như gia đình bạn từng có người mắc bệnh này. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.
Song song với đó, ngày nay y học hiện đại cũng tìm ra những phương pháp cải thiện huyết áp cao. Để thực hiện được điều này, khoa học ra đời nhiều loại thiết bị y tế cung cấp cho con người những “vũ khí” mạnh mẽ về y học nhằm kiểm soát bệnh tật, trong đó máy đo huyết áp là một trong số thiết bị hữu hiệu dành cho các hộ gia đình chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Người bệnh huyết áp cao chỉ cần thường xuyên sử dụng 02 lần mỗi ngày, sử dụng đúng cách máy đo huyết áp để có một cơ thể không tăng huyết áp.
Máy đo huyết áp Yuwell YE660B
Tăng huyết áp có di truyền không? Đáp án là có thể có và cũng có thể không. Có bởi nếu người trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ con cái hoặc chị em cũng có thể mắc bệnh. Còn không nghĩa là bạn có thể thay đổi cách thức sinh hoạt và lối sống ngay từ thời điểm ban đầu để hạn chế tối đa quá trình chuyển biến thành bệnh huyết áp cao trong tương lai.
Và hơn thế nữa, đừng quên sử dụng Máy đo huyết áp Yuwell mỗi ngày để có một chỉ số huyết áp an toàn cho người cao huyết áp nhé!