Bệnh cao huyết áp và những lầm tưởng nguy hiểm

Chieu Dang
Th 5 14/07/2022

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh diễn ra trong âm thầm nhưng nếu không được phát hiện và có giải pháp kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn có những sự hiểu nhầm nguy hiểm về căn bệnh này.

Những lầm tưởng về các triệu chứng cao huyết áp

Đau đầu có phải là triệu chứng cao huyết áp?

Các bằng chứng mới nhất và uy tín cho thấy cao huyết áp không gây ra đau đầu, ngoại trừ trong trường hợp cao huyết áp ác tính (huyết áp tâm thu cao hơn 180 hoặc tâm trương cao hơn 110). Thậm chí trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thần kinh học, những người có chỉ số huyết áp tâm thu cao (số đầu tiên trong chỉ số huyết áp) có nguy cơ bị đau đầu ít hơn 40% so với những người có chỉ số huyết áp khỏe mạnh. Do đó đau đầu không phải là triệu chứng đáng tin cậy để khẳng định một người có bệnh cao huyết áp hay không mà phải dựa vào chỉ số huyết áp cũng như sự chẩn đoán của bác sĩ.

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh diễn ra trong âm thầm

Cao huyết áp có gây chảy máu cam?

Trừ trường hợp cao huyết áp ác tính, chảy máu cam không phải là một triệu chứng đáng tin cậy đối xác định một người mắc bệnh cao huyết áp. Trong một nghiên cứu, trong những người điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp ở bệnh viện, chỉ có 17% trong số đó xuất hiện chảy máu cam, những người còn lại không có triệu chứng này.

Theo các chuyên gia chảy máu cam có thể được gây ra bởi một loạt các yếu tố như khí hậu quá nóng, dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang, lệch vách ngăn và tác dụng phụ của một số thuốc chống đông máu. Mặc dù đã có những dẫn chứng cho rằng ở một số người trong những giai đoạn đầu mắc cao huyết áp có thể chảy máu cam nhiều hơn bình thường, nhưng đây cũng không phải là một biểu hiện chắc chắn của bệnh cao huyết áp. Trong trường hợp nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần) hoặc chảy máu cam nặng không kiểm soát được, hãy đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ.

Mặt đỏ bừng là bị cao huyết áp?

Mặt đỏ bừng xảy ra khi mạch máu giãn ra trong khuôn mặt và thường xuất hiện trong nhiều trường hợp như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, nước nóng và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Căng thẳng, uống rượu và tập thể dục cũng làm tăng huyết áp tạm thời. Theo các chuyên gia, khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường có thể xảy ra trong khi huyết áp của bạn cao hơn bình thường nhưng, cao huyết áp không phải là nguyên nhân gây đỏ bừng mặt.

Khi bị cao huyết áp có bị chóng mặt không?

Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc hoa mắt, đi lại không vững, không rõ đường đều là các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Mặc dù chóng mặt không phải là do cao huyết áp trực tiếp gây ra nhưng cao huyết áp chính là một trong những yếu tố nguy hiểm gây ra biến chứng này. Do đó, nếu cảm thấy tình trạng này xảy ra thường xuyên, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.

Những quan niệm sai lầm về cao huyết áp

Tăng huyết áp không nghiêm trọng

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp sễ dẫn đến hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: Đau tim, đột quỵ, bệnh thận, suy tim, đau thắt ngực, giảm thị lực, xuất huyết não,….

Tăng huyết áp có yếu tố gia đình

Tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền nhưng những người sinh ra trong một gia đình không có tiền sử cao huyết áp vẫn có thể mắc phải chứng bệnh này. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng tình trạng bệnh phát triển chủ yếu do các yếu tố lối sống, ăn uống và sinh hoạt. Do đó, kể cả với trường hợp rủi ro di truyền, việc tuân thủ lối sống lành mạnh cũng có thể giảm tối đa các nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch tổng hợp do cao huyết áp gây nên.

Nên kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên

Tăng huyết áp có liên quan đến tuổi tác

Mặc dù tăng huyết áp phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng người trung niên và thanh niên cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu có một lối sống và cách ăn uống thiếu lành mạnh, ít hoặc không tập thể dục.

Khi huyết áp của tôi đã ổn định, tôi có thể ngừng dùng thuốc

Dù huyết áp của bạn đã ổn định sau một thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng không nên tự ý ngưng thuốc mà phải tiếp tục thăm khám và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Đối với nhiều người, tăng huyết áp là tình trạng suốt đời, do đó, bạn chỉ nên ngừng dùng thuốc khi bác sĩ xác nhận rằng đây là cách hành động tốt nhất.

Để phát hiện kịp thời căn bệnh cao huyết áp và có những giải pháp phù hợp, cách tốt nhất là bạn và các thành viên trong gia đình thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình ngay tại nhà. Khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, hãy báo ngay với bác sĩ hoặc có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!