7 Sai lầm thường mắc phải ở bệnh nhân tăng huyết áp

Chieu Dang
CN 14/08/2022

Tăng huyết áp hay huyết áp cao được xem là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bại liệt… Vậy nên trong quá trình điều trị phải hết sức cẩn thận và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để việc điều trị đạt hiệu quả cao hãy tìm hiểu kỹ và tránh 7 sai lầm thường mắc phải ở bệnh nhân tăng huyết áp sau đây nhé.

Chủ quan về sức khỏe

Không chỉ riêng bệnh tăng huyết áp mà đối với những căn bệnh khác việc chủ quan về sức khỏe hết sức là gây hại. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cụ thể hay dấu hiệu báo trước, nên thái độ chủ quan về sức khoẻ của chúng ta chính là một trong các nguyên nhân khiến bệnh thường phát hiện muộn. 

Do đó, hãy tự đo huyết áp khoảng 1 lần trong tháng để phát hiện sớm nếu mắc phải bệnh tăng huyết áp. Với những người trên 40 tuổi, béo phì, tăng mỡ máu hay đái tháo đường thì cần phải đo huyết áp thường xuyên bởi các đối tượng này dễ mắc bệnh cao huyết áp hơn bình thường.  

Không nên chủ quan về sức khỏe mà bỏ qua việc kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên

Chủ quan với việc điều trị

Cùng với chủ quan về sức khỏe thì chủ quan với việc điều trị cũng mang lại nguy hại không kém. Khi phát hiện bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân sẽ chủ quan với việc điều trị vì nghĩ bệnh không quá nặng. Điều này dẫn đến điều trị không mang lại hiệu quả và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp do huyết áp không ổn định.

Nếu mắc bệnh cao huyết áp và điều trị không đúng cách, không tuân thủ theo chỉ định cùng liều lượng thuốc của bác sĩ sẽ dẫn đến tình trạng bệnh phát triển nhanh theo hướng tiêu cực. Việc dùng thuốc sớm và đúng cách sẽ làm chậm tiến triển bệnh nặng thêm, đưa huyết áp về mức ổn định và tránh được biến chứng do tăng huyết áp.

Quá trình điều trị căn bệnh tăng huyết áp là cả một quá trình dài cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Vì thế, người bệnh cần phải thường xuyên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý gia giảm liều lượng hay ngưng thuốc kể cả khi chỉ số huyết áp đang ổn định.

Hãy uống thuốc đúng giờ và đúng theo chỉ định của bác sĩ

Không tuân theo chỉ định và tự ý tăng liều thuốc

Như đã nói, ngoài việc chủ quan khi điều trị thì tự tăng giảm liều lượng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm. Ngay từ năm 2003, Hội nghị Tăng huyết áp thế giới đã đưa ra kiến nghị “Cần phối hợp thuốc ngay từ đầu khi mới chớm phát hiện ra bệnh để ngăn chặn bệnh tiến triển thêm”. 

Trong quá trình điều trị, nếu tự động tăng hay giảm liều lượng thuốc hoặc ngưng hẳn thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ sẽ khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát và trở nặng ngoài ý muốn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Khi bạn tự tăng giảm liều lượng thuốc sẽ khiến huyết áp hạ quá mức, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế khi cảm thấy đau đầu, chóng mặt, khó chịu, bạn cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp của mình, sau đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Dùng chung đơn thuốc với người khác

Mỗi một bệnh nhân dù cùng chung bệnh cao huyết áp nhưng sẽ có chỉ số huyết áp cùng sức khỏe khác biệt. Chính vì thế, mỗi toa thuốc được kê ra là dựa theo tình trạng sức khỏe cùng bệnh tình của bệnh nhân. Nếu người bệnh tự ý dùng thuốc chung đơn với người khác, không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. 

Hãy khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ ra đưa ra toa thuốc phù hợp 

Dùng chỉ một đơn thuốc cũ và không tái khám 

Trong quá trình điều trị, nếu tuân thủ đúng chỉ định thì nhiều khả năng huyết áp sẽ duy trì ở mức ổn định. Hoặc nếu trong quá trình đó có nhiều điểm không tuân thủ theo chỉ định làm cho chỉ số huyết áp tăng lên mà bạn không biết. Nếu cứ sử dụng toa thuốc cũ mà không làm các kiểm tra cần thiết lại thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điều trị mất hiệu quả và bệnh tình nặng thêm.

Chưa có ý thức đúng về vai trò thuốc thảo dược

Trước khi xuất hiện thuốc tây thì ông bà ta thường điều trị bằng các loại thuốc thảo dược có trong tự nhiên. Vì thế, ngoài việc uống các loại thuốc đã được tổng hợp dược tính thì bạn có thể điều trị bằng thuốc dược thảo để tránh các tác dụng phụ của thuốc tây y gây ra như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,...

Tuy rằng là thảo dược thiên nhiên nhưng bạn vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực này. Đồng thời tái khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra tình trạng tăng hoặc giảm của bệnh cao huyết áp, từ đó mà gia giảm lượng thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị cho phù hợp.

Tăng huyết áp là bệnh của người già, người trẻ không bị

Theo bác sĩ chuyên gia cho biết, mặc dù tăng huyết áp thường xảy ra nhiều ở người già, nhưng với những người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hiện nay, bệnh cao huyết áp đang có tình trạng trẻ hóa do nhịp sống hiện đại nhiều áp lực, lối sống không lành mạnh: uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric máu, ăn mặn, ít vận động,…. Vì thế dù bạn đang ở lứa tuổi nào đi nữa thì vẫn nên phòng tránh bệnh và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Trên đây chính là 7 sai lầm thường mắc phải ở bệnh nhân tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị. Vì thế hãy lưu ý và tránh những điều này khi đang theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh cao huyết áp cho bạn lẫn người thân trong gia đình của mình. Ngoài ra, hãy trang bị cho gia đình mình một máy đo huyết áp Yuwell với nhiều tính năng hiện đại và tiện dụng để việc điều trị cũng như theo dõi sức khỏe của từng thành viên trong gia đình được thuận lợi hơn. 

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin cũng như tính năng của máy đo huyết áp tại đây.